Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rất nhiều người có thói quen bẻ khớp ngón tay chân vì cảm thấy hành động này giúp cảm giác thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Tuy nhiên, chúng ta chẳng mấy khi để ý thói quen này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe cơ thể hay không.
Bẻ khớp ngón tay, vặn lưng, vặn cổ khiến các khớp hoạt động nhanh đột ngột và quá tầm vận động rất có hại cho khớp. Nếu không bỏ thói quen này, khớp của chúng ta sẽ gặp hậu quả đáng tiếc về sau.
Rất nhiều người có thói quen bẻ khớp từ ngón tay, ngón chân cho tới cổ, hông, lưng, đầu gối… và phải nghe được âm thanh "Rắc rắc", “rốp rốp”, “khục khục” hay “tạch tạch” mới cảm giác cơ thể dễ chịu khi làm một công việc nào đó lâu hay khi cảm thấy bàn tay/cơ thể bị mỏi, tê cứng.
Âm thanh này về cơ bản đến nay vẫn chưa có một kết luận chính xác do nguyên nhân nào gây ra. Trong số những giả thuyết được đưa ra, giả thuyết liên quan đến lỗ trống giữa hai khớp xương có vẻ là hợp lý và được ủng hộ nhiều hơn.
Chúng ta có thể hiểu giả thuyết này như sau: Điểm nối giữa hai khớp xương bao gồm dây chằng, các mô nang liên kết và bao phủ chúng chính là một lượng dịch khớp dày. Khi bạn tiến hành bẻ khớp, các mô liên kết trong ngón tay, chân tăng khối lượng, làm giảm áp lực trong khớp, dịch khớp dần biến thành những bong bóng trong lỗ trống và tới khi áp lực thấp nhất, các bong bóng này sẽ nổ và phát ra âm thanh như trên.
Các hạt khí bong bóng này cần khoảng thời gian nhất định (thông thường là sau 25 - 30 phút kể từ khi bẻ các khớp) mới hình thành trở lại do cần có thời gian cho dịch khớp bôi trơn trở lại trạng thái cũ. Sau thời gian chờ hồi phục này bạn mới có thể bẻ lại được lần nữa.
Bẻ ngón khớp tay chân trở thành một thói quen vô thức, nguyên nhân có thể xuất phát từ những điều sau đây:
Với những thông tin nêu trên, việc bẻ khớp lợi hay hại là vấn đề được rất nhiều quan tâm. Nhiều người cho rằng, hành động bẻ khớp là nguyên nhân gây ra viêm khớp và thoái hóa khớp... Nhưng theo kết quả của nghiên cứu được tiến hành trên những khớp xương ngón tay của 215 người (tuổi từ 50 - 89) có thói quen bẻ ngón tay cho thấy không có dấu hiệu nào của việc viêm hay rạn khớp.
Điều này cho thấy, hậu quả của việc bẻ khớp không quá nghiêm trọng. Tất nhiên, nói như thế không đồng nghĩa với việc thói quen này là vô hại. Các nhà khoa học đã cảnh báo về những tổn thương từ việc bẻ khớp tay thường xuyên sẽ làm tổn thương các mô nang liên kết xung quanh, cũng như khiến khớp ngón tay to lên rõ rệt. Việc này kéo theo hệ lụy là khả năng cầm nắm của bàn tay bị hạn chế.
Bẻ khớp ngón tay sẽ làm tăng tính linh động của các khớp ngón tay nhờ tác động trực tiếp vào một bó gân gần khớp tên là Golgi - nơi tập trung các dây thần kinh liên quan đến cảm giác chuyển động. Mỗi lúc bẻ khớp là chúng ta kích thích vào gân này làm thư giãn cơ bắp xung quanh, cảm giác “lỏng” và dễ chịu, như được tiếp thêm sinh lực làm việc cũng xuất phát từ đây. Đó là lý do vì sao nhiều người rất hay bẻ các khớp ngón tay khi tê, mỏi. để tìm cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Dù có mặt tích cực khi bạn bẻ khớp nhưng nếu bạn thường xuyên bẻ khớp, cấu trúc xương sẽ tự động thích nghi, các dây chằng xung quanh bị giãn gây hại cho sức khỏe xương khớp về lâu dài. Thậm chí nhiều trường hợp, nếu dùng lực bẻ khớp quá mạnh còn khiến dây chằng bị giãn quá ngưỡng. Nếu cứ diễn ra việc này liên tục sẽ làm mất tính đàn hồi của dây chằng, các khớp sẽ ngày càng trở nên lỏng lẻo, nguy cơ viêm khớp cũng tăng lên.
Chưa kể, nếu cứ vô thức bẻ đốt ngón tay trong thời gian dài, liên tục chính là bạn đang làm gia tăng áp lực và sự cọ xát lên mặt khớp, khiến mặt khớp dần hao mòn. Ở mức độ nghiêm trọng có thể gây thoái hoá và viêm mặt sụn khớp dẫn đến viêm đau khớp ngón tay, đặc biệt là khi tuổi tác bạn ngày càng cao.
Ngoài ra, tế bào sụn sẽ hao mòn, các gai xương mọc ra, tác động đến các mô xung quanh khớp gây đau nhức, viêm sưng ngón tay nếu bạn cứ hành động nắn, bẻ khớp ngón tay chân thường xuyên. Về lâu dài, khi tuổi tác ngày một cao, hệ dây chằng, gân, sụn nhanh chóng kém linh động, dễ tổn thương hơn, gia tăng tốc độ thoái hóa khớp.
Bản chất của bẻ khớp ngón tay là vô hại, tuy nhiên nếu bạn biến chúng thành thói quen và thực hiện bẻ khớp tay quá nhiều sẽ dẫn đến những bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe hệ xương khớp. Tốt nhất là bạn nên sớm từ bỏ thói quen này để có thể bảo vệ xương khớp cho mình.
Lời khuyên của các nhà chuyên môn đưa ra là mỗi khi mỏi, chỉ cần cử động khớp qua lại nhẹ nhàng đến góc độ tối đa của khớp là đã góp phần tăng lưu lượng máu đến mô, tạo cảm giác thoải mái dễ chịu trong khi vẫn có thể tránh được hiện tượng dính khớp, hay vi chấn thương.
Nếu chúng ta cứ cố tình thực hiện mạnh để nghe tiếng "rắc rắc" thì chẳng mấy chốc mà những ngón tay đẹp xinh sẽ bị thay thế bởi những ngón hình khúc tre với từng đốt thô kệch và xấu xí đấy.
Theo các chuyên gia, cần từ bỏ thói quen bẻ khớp tay chân để loại bỏ những tác hại c1 thể xảy ra về sau. Dưới đây là một số cách đơn giản giúp mọi người từ bỏ chứng bẻ khớp này:
Khiến cho đôi bàn tay bận rộn, tập trung sự chú vào những hoạt động khác như vẽ tranh, làm đồ thủ công… Lúc này, đôi bàn tay bạn không có thời gian để nhớ đến “tật” bẻ khớp tay.
Một số người có thói quen bẻ khớp ngón tay khi căng thẳng, vì vậy tìm cách giảm bớt căng thẳng bằng cách thở sâu, thiền, tập thể dục… Hoặc có thể mua cho mình một quả bóng nhỏ, hay một viên đá nhỏ để bóp, nắn hoặc xoa những khi bị căng thẳng, lo lắng thay vì bẻ khớp tay.
Tốt nhất, hãy tìm ra nguyên nhân và tìm cách kiểm soát giải tỏa những căng thẳng, bực tức trong cuộc sống, điều này vô hình trung sẽ giải quyết được chứng bẻ khớp tay khi căng thẳng.
Bẻ khớp tay đối với nhiều người là thói quen vô thức, vì vậy bản thân thường không ý thức việc bẻ hoặc khi bẻ xong rồi thì mới sực nhớ. Vì vậy, để từ bỏ thói quen này, bạn cần sự hỗ trợ những người xung quanh, đặc biệt là người thân, đồng nghiệp luôn sát cánh bên mình. Người xung quanh sẽ để ý, nhắc nhở mỗi khi bạn có hành động chuẩn bị hoặc bẻ khớp tay được vài ngón tay sẽ nhắc bạn dừng lại.
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.