Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Kiến thức y khoa

Thời tiết ẩm ướt ảnh hưởng thế nào đến sinh hoạt và sức khỏe?

Ngày 11/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thời tiết ẩm ướt là kiểu thời tiết rất phổ biến ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh thuộc Bắc và Bắc Trung Bộ. Thời tiết này không tốt cho sức khỏe cũng như gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày.

Thời tiết Việt Nam tại các tỉnh có sự phân hoá bởi đất nước ta trải dài từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc sẽ ảnh hưởng nhiều bởi khí hậu của các nước Đông Á, kết hợp nhiều yếu tố khác, thời tiết ẩm ướt được hình thành nhiều ở vùng này và khiến nhiều người quan ngại bởi kiểu thời tiết này thường dễ gây bệnh.

Thời tiết ẩm ướt có đặc điểm gì?

Một khi độ ẩm không khí tăng cao và thời tiết trở nên ẩm ướt sẽ khiến nhiều người gặp nhiều rắc rối trong sinh hoạt. Những ai đã và đang mắc các bệnh về hô hấp, khi sống trong khí hậu ẩm ướt thì có nguy cơ nhiễm bệnh như cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi ngày càng nặng hơn.

Lý giải cho điều này có thể xuất phát từ việc độ ẩm không khí tăng cao, vi khuẩn, virus hay nấm dễ sinh sôi hơn và từ đó chúng tồn tại nhiều trong nhà và tấn công trực tiếp đến hệ hô hấp, da liễu. Các đối tượng dễ mắc bệnh phải kể đến trẻ con, người già, người có hệ miễn dịch bị suy yếu.

Thời tiết ẩm ướt ảnh hưởng thế nào đến sinh hoạt và sức khỏe? 1
Thời tiết ẩm ướt là kiểu không khí có độ ẩm tăng cao

Những ai sống ở vùng Bắc Trung Bộ hay Trung Bộ sẽ không còn xa lạ gì với kiểu thời tiết này. Bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được độ ẩm của không khí luôn duy trì ở mức cao trong suốt thời gian dài. Lúc này tỷ lệ hơi nước có trong không khí lớn. Vào buổi sáng bạn có thể nhìn thấy hiện tượng sương mù dày đặc khi ra ngoài kèm mây mù và gió. Một khi độ ẩm tăng quá cao thì các đồ vật trong nhà làm bằng gỗ có thể bị mục nát, nền nhà hay cửa kính bị đọng lại hơi nước rất nghiêm trọng.

Không chỉ con người bị ảnh hưởng trong thời tiết quá ẩm ướt, cây cối hay động vật cũng gặp khó khăn trong sinh trưởng. Việc bảo vệ mùa màng với người nông dân rất khó khăn bởi kiểu thời tiết này thường đi kèm với hiện tượng ngập lụt.

Những lưu ý vào thời tiết ẩm ướt?

Không khí có độ ẩm cao sẽ kéo theo nhiều hệ lụy trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Một số lưu ý bạn cần nắm như sau:

Sức khoẻ

Lúc này cơ thể dễ bị dị ứng thời tiết, các chứng bệnh về đường hô hấp hay da liễu dễ trở nên nghiêm trọng hơn bởi sức đề kháng yếu đi. Tốt nhất hãy ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh và trái cây tươi. Duy trì chế độ tập luyện đều đặn và giữ cơ thể sạch sẽ. Bạn cũng nên uống đủ nước lọc hay nước điện giải để tăng cường trao đổi chất.

Quần áo

Để bảo vệ sức khỏe, bạn cần biết cách chọn cho bản thân kiểu áo quần thật phù hợp. Bạn nên chọn vải có chất liệu cotton thấm hút tốt mồ hôi để cơ thể luôn khô ráo và ngừa tình trạng bí bách làm vi khuẩn và mùi hôi tích tụ. Khi thời tiết ẩm ướt, đa phần nhiệt độ phòng sẽ giao động từ 25 - 30 độ C nên hạn chế mặc quần áo dày. Nếu trời xuất hiện mưa phùn, buộc phải mặc áo mưa, không chủ quan khi mưa không lớn bởi nước mưa thấm vào cơ thể khiến bạn rất dễ bị cảm lạnh.

Thời tiết ẩm ướt ảnh hưởng thế nào đến sinh hoạt và sức khỏe? 2
Giữ áo quần khô thoáng và ưu tiên chọn vải cotton

Không gian

Bạn buộc phải điều chỉnh độ ẩm không khí trong không gian kín ở mức phù hợp nhất. Tốt nhất nên mở cửa sổ để gió tự nhiên có thể lùa vào nhà giữ cho không gian thoáng mát. Kết hợp quạt trần để làm khô nền nhà, cửa kính. Nếu có điều kiện nên tận dụng máy điều hoà ngay trong gia đình và bật chế độ thích hợp để giữ sự thông thoáng cho môi trường xung quanh.

Các bệnh thường gặp khi thời tiết ẩm ướt

Như đã đề cập, bạn không thể chủ quan trong việc bảo vệ sức khoẻ trước thời tiết ẩm. Bởi đây là môi trường ưa thích của vi khuẩn và các căn bệnh lây nhiễm trong cộng đồng thường bùng phát ở thời tiết này:

  • Viêm phổi: Nấm mốc, vi khuẩn, virus sống tốt trong môi trường ẩm ướt và chúng nhanh chóng bám vào đường dẫn khí, phế nang trong phổi từ đó làm xuất hiện triệu chứng khó thở, đờm, sốt, ho. Trẻ em có sức đề kháng kém là đối tượng dễ mắc bệnh nên cần được thăm khám kịp thời nếu không biến chứng của bệnh viêm phổi có thể làm ảnh hưởng trầm trọng đến đường hô hấp sau này.
  • Hen phế quản: Hen là chứng bệnh “rất khó chịu” khi người bệnh phải sống cùng thuốc đặc trị cùng các thiết bị hỗ trợ trong thời gian dài. Khi mũi người bệnh tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn thì phản ứng hen xảy ra dữ dội hơn với triệu chứng điển hình là tức ngực, khó thở, ho khan.
  • Thuỷ đậu: Một trong những chứng bệnh đáng lo ngại trong thời tiết ẩm ướt là bệnh thuỷ đậu. Khi không khí nồm ẩm thì các nốt mụn thuỷ đậu dễ lây lan và gây ngứa. Một khi không nắm được cách điều trị bệnh khoa học thì khả năng nhiễm trùng rất dễ xảy ra từ đó gây biến chứng như sẹo rỗ vĩnh viễn, viêm màng não, viêm phổi.
  • Tiêu chảy cấp: Vào thời tiết có độ ẩm không khí quá cao, việc bảo quản thực phẩm cũng bị ảnh hưởng. Lúc này các vật dụng trong gia đình dễ bị nấm mốc hơn cả. Nếu không chế biến thực phẩm an toàn vệ sinh thì virus Rota dễ tấn công và gây tiêu chảy.
Thời tiết ẩm ướt ảnh hưởng thế nào đến sinh hoạt và sức khỏe? 2
Viêm phổi hay hen là bệnh dễ mắc vào thời tiết ẩm ướt

Trên đây là những chia sẻ về thời tiết ẩm ướt. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về căn bệnh này và có cho bản thân cách “ứng phó” phù hợp khi gặp phải kiểu thời tiết này.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Trần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin