Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh mỡ máu cao và phần lớn là do chế độ ăn uống thiếu khoa học. Chính vì vậy, việc xây dựng thực dưỡng giảm mỡ máu cho người mỡ máu cao là điều rất cần thiết.
Xây dựng thực dưỡng giảm mỡ máu một cách khoa học sẽ giúp bạn giảm các biến chứng do bệnh gây ra. Dưới đây là chế độ ăn hàng ngày mà người bị mỡ máu cao nên thực hiện theo.
Lượng đường có trong các loại thực phẩm là mối quan tâm của rất nhiều người, trong đó có cả những người có mỡ máu cao. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mỗi người không nên tiêu thụ quá 6 đến 9 thìa cà phê/ngày. Trên thực tế, đa số mọi người đều ăn lượng đường bổ sung lớn hơn nhiều so với con số khuyến cáo.
Đường bổ sung chính là thành phần không thể thiếu trong những loại đồ uống, đồ ngọt, nước ép trái cây đóng hộp. Nếu dung nạp quá nhiều vào trong cơ thể, lượng đường bị dư thừa sẽ được chuyển hóa thành triglyceride và khiến cho nồng độ mỡ máu bị tăng cao. Nhờ đó mà sẽ làm tăng những yếu tố nguy cơ của các bệnh lý về tim mạch.
Cũng giống như đường bổ sung, hàm lượng carbohydrate bị dư thừa sẽ chuyển hóa thành triglyceride và dự trữ ở trong tế bào mỡ. Chính vì vậy mà việc duy trì chế độ ăn uống có ít carbohydrate sẽ làm giảm mỡ máu. Theo một số kết quả nghiên cứu cho thấy, những người khi thực hiện chế độ ăn chứa ít carbohydrate thì sẽ có mức giảm nồng độ mỡ máu lớn hơn nhiều so với người có chế độ ăn với lượng carbohydrate lớn.
Chất xơ thường có nhiều ở trong trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và một số nguồn khác như các loại đậu, ngũ cốc, các loại hạt.
Chế độ ăn uống giàu chất xơ sẽ làm giảm hấp thụ chất béo và lượng đường ở tiểu tràng. Từ đó sẽ làm giảm nồng độ trong mỡ máu ở những người có mỡ máu cao.
Một nghiên cứu đã được tiến hành để xác định ảnh hưởng của chất xơ đối với mỡ máu và được thực hiện qua 2 pha. Trong đó, pha đầu gồm có những người sẽ thực hiện chế độ ăn ít chất xơ và sau đó những trường hợp này sẽ bước vào pha thứ 2 với chế độ ăn giàu chất xơ. Kết quả nhận được cho thấy chỉ sau 6 ngày đầu, nồng độ mỡ máu của những người tham gia đã tăng lên 45%. Tuy nhiên, khi trải qua pha tiếp theo thì nồng độ mỡ máu bị tụt xuống dưới mức độ cơ bản.
Những loại chất béo dạng trans, nhất là chất béo dạng trans sản xuất công nghiệp thường gây nhiều tác hại đối với sức khỏe con người, trong đó có cả việc tăng mỡ máu. Một số nghiên cứu cho thấy những người có chế độ ăn uống với hàm lượng chất béo dạng trans với mức trung bình hoặc mức cao thường sẽ có nồng độ mỡ máu cao hơn so với những người dùng nhiều acid oleic không bão hòa.
Một nghiên cứu khác kéo dài trong vòng 3 tuần cũng cho ra kết quả tương tự. Những trường hợp tiêu thụ nhiều chất béo dạng trans thường có nồng độ mỡ máu cao hơn so với người tiêu thụ nhiều chất béo không bão hòa.
Như hai nghiên cứu trên đã đề cập, chất béo không bão hòa có tác dụng làm giảm lượng mỡ máu. Ngoài ra còn mang lại rất nhiều lợi ích khác dành cho sức khỏe.
Chất béo không bão hòa thường gồm có chất béo không bão hòa đơn (có nhiều trong quả bơ, các loại hạt, dầu olive) và chất béo không bão hòa đa (có trong cá nhiều dầu cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá hồi…, dầu olive). Những dạng chất béo này không chỉ làm giảm mỡ máu mà còn đem lại rất nhiều lợi ích khác cho sức khỏe, nhất là sức khỏe hệ tim mạch.
Những loại hạt như hạt hồ đào, hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó, hạt mắc ca, hạt dẻ cười… vốn được biết đến với lượng chất xơ dồi dào, acid béo omega 3, chất béo không bão hòa. Việc tiêu thụ các loại hạt này sẽ giúp làm giảm nồng độ mỡ máu và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Trong rượu có chứa hàm lượng đường cao và năng lượng. Nếu như năng lượng này không được tiêu hao thì sẽ chuyển hóa thành triglyceride và tích tụ trong những tế bào mỡ.
Tuy có sự ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau nhưng rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy mức tiêu thụ rượu trung bình sẽ có thể khiến cho nồng độ mỡ máu lên đến 53%, ngay cả khi nồng độ mỡ máu ban đầu chỉ ở mức bình thường.
Trên đây là những điều cần biết về chế độ thực dưỡng giảm mỡ máu dành cho người có mỡ máu cao. Bạn nên thực hiện theo nguyên tắc này để tình trạng bệnh lý được kiểm soát và không có nguy cơ trở nặng hơn nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.