Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Thực hư việc uống trà và cà phê chống được gan nhiễm mỡ di truyền

Ngày 20/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Một số nghiên cứu về mối liên hệ giữa chế độ ăn giàu các loại thực vật và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có yếu tố di truyền. Kết quả cho thấy, việc uống trà và cà phê chống được gan nhiễm mỡ di truyền. Vậy thực hư điều này như thế nào?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan lớn hơn 5% trọng lượng gan. Nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh có thể diễn tiến thành xơ gan hay thậm chí là ung thư gan. Nguyên nhân chính gây ra bệnh gan nhiễm mỡ có liên quan mật thiết với chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt. Nhiều người cho rằng, việc sử uống trà và cà phê có thể chống lại gan nhiễm mỡ ngay cả do nguyên nhân di truyền. Vậy thực hư việc uống trà và cà phê chống được gan nhiễm mỡ di truyền là như thế nào? Bài viết đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nhé!

Gan nhiễm mỡ là bệnh gì?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ hay chất béo tích tụ trong gan có thể đi kèm với viêm hoặc không viêm.

Nguyên nhân của bệnh gan nhiễm mỡ có thể xuất phát từ việc tiêu thụ bia rượu hoặc không phải do bia rượu, còn gọi là viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (Non – alcoholic fatty liver disease – NAFLD). Có khoảng 30% người có viêm gan nhiễm mỡ không do rượu có thể tiến triển thành viêm gan mạn và xơ gan.

Thực hư việc uống trà và cà phê chống được gan nhiễm mỡ di truyền 2
Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ hay chất béo tích tụ trong gan

Dựa theo lượng mỡ dự trữ và mức độ tổn thương ở gan, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu được chia thành 3 cấp độ bao gồm:

  • Cấp độ 1: Thường không có triệu chứng rõ ràng và chỉ được phát hiện trong quá trình khám sức khỏe định kỳ. Ở giai đoạn này, lượng mỡ trong gan ít với khoảng 5 - 10%.
  • Cấp độ 2: Xuất hiện các dấu hiệu nhẹ như đau bụng, buồn nôn. Lúc này, lượng mỡ tích tụ trong gan tăng lên khoảng 10 - 25% và tế bào gan bị tổn thương. Khi không đi kèm viêm, tình trạng này được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Tình trạng viêm ở gan là dấu hiệu gan đang cố gắng tự chữa lành.
  • Cấp độ 3: Khi gan bị tổn thương và viêm gan do mỡ chiếm hơn 30%, gan sẽ được chẩn đoán là viêm gan nhiễm mỡ không do rượu. Bệnh có thể tiến triển thành xơ gan và rất khó để chữa lành.

Trà và cà phê có chống được cả gan nhiễm mỡ di truyền?

Một nghiên cứu do Đại học Khoa học và kỹ thuật Hoa Trung (Vũ Hán - Trung Quốc) dẫn đầu đã tiến hành phân tích về tác động của các loại thực phẩm và nước uống có nguồn gốc thực vật lên sức khỏe gan. Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu từ hơn 500.000 người trong khoảng tuổi từ 37 đến 73, được thu thập bởi Ngân hàng Sinh học Biobank của Anh.

Người tham gia nghiên cứu được chia thành 17 nhóm, trong đó một nhóm chủ yếu tiêu thụ thực phẩm thực vật lành mạnh, nhóm tiêu thụ nhiều thực phẩm thực vật không lành mạnh và những người tiêu thụ nhiều thực phẩm có nguồn gốc động vật. Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào gần 160.000 người để xem xét nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ và 20.692 người để đo lường mức mỡ trong gan.

Kết quả cho thấy rằng chế độ ăn chủ yếu là thực vật lành mạnh, như các loại ngũ cốc, hạt tự nhiên và nguyên cám có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ do yếu tố di truyền. Ngoài ra, nhóm ăn theo kiểu Địa Trung Hải chủ yếu là rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, cá, đậu, hạt, trứng, sữa và dầu ô liu cũng được coi là lựa chọn tốt để chống lại nguy cơ này.

Thực hư việc uống trà và cà phê chống được gan nhiễm mỡ di truyền 1
Uống trà và cà phê giúp giảm nguy cơ bị gan nhiễm mỡ di truyền

Bên cạnh đó, việc thường xuyên uống trà, cà phê và ăn hạt sấy khô cũng có lợi cho sức khỏe gan. Giúp giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ không phải do rượu, kể cả tác động bởi di truyền. Bởi trong các loại thức uống này có chứa flavonoids, chất xơ, caffein, phytosterol và protein thực vật. Ngoài uống trà và cà phê có thể cải thiện khả năng kháng insulin, giúp phòng ngừa hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường, cải thiện sức khỏe đường ruột và giảm béo phì.

Cách làm giảm triệu chứng gan nhiễm mỡ tại nhà

Cách tốt nhất để phòng chữa hiệu quả bệnh gan nhiễm mỡ là thay đổi lối sống lành mạnh. Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế cho thấy việc duy trì để đạt như ý muốn là rất khó. Một số giải pháp mà bạn có thể áp dụng như:

  • Giảm cân: Theo nghiên cứu, việc giảm 5% trọng lượng cơ thể có thể cải thiện sức khỏe gan và giảm mỡ trong gan. Giảm từ 7 - 10% trọng lượng cơ thể sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm và tổn thương tế bào gan. Mục tiêu giảm cân nên được thiết lập dựa trên từng giai đoạn với tốc độ khoảng 0,5 - 1kg mỗi tuần để tránh tình trạng viêm và xơ hóa gan.
  • Tập thể dục đều đặn: Thể dục nhịp điệu như tập gym, chạy bộ, chơi tennis và các hoạt động như đi bộ nhanh, bơi lội, khiêu vũ đều giúp giảm mỡ trong gan. Đồng thời, giúp giảm nguy cơ viêm gan độc lập với việc giảm cân.
  • Chế độ ăn lành mạnh: Một số nghiên cứu cho thấy, thực hiện chế độ ăn theo kiểu Địa Trung Hải sẽ giúp rất tốt cho người bị gan nhiễm mỡ. Chế độ này sẽ tập trung vào trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, quả hạch và sử dụng dầu ô liu hoặc dầu hạt cải thay vì bơ. Hạn chế thịt đỏ, ưu tiên cá và thịt gia cầm. Chế độ này có ít chất béo bão hòa và protein động vật, nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ, cân bằng chất béo omega-3 và omega-6.
  • Uống cà phê và trà: Uống cà phê và trà với lượng nhất định mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ xơ hóa gan, nhưng cần cân nhắc về những tác hại của việc uống caffein thường xuyên.
Thực hư việc uống trà và cà phê chống được gan nhiễm mỡ di truyền 3
Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp giảm mỡ trong gan

Mặc dù việc thay đổi lối sống và giảm cân có thể khó khăn, nhưng chúng có lợi ích lớn cho sức khỏe gan và giúp giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, đặc biệt là nguy cơ bệnh tim mạch. Những thay đổi này không chỉ có lợi cho gan mà còn cho sức khỏe tim mạch và cơ thể tổng thể. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được cho thắc mắc việc uống trà và cà phê chống được gan nhiễm mỡ di truyền không nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm