Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thuốc tê nhổ răng có tác dụng trong bao lâu?

Ngày 31/10/2024
Kích thước chữ

Thuốc tê nhổ răng có tác dụng trong bao lâu cũng là thắc mắc được nhận được nhiều quan tâm của mọi người, vì sau khi hết thuốc tê có thể sẽ cảm nhận được sự đau nhức và cần phải có giải pháp để giảm thiểu cảm giác khó chịu này.

Đối với nhiều người, sự lo lắng và sợ sệt trong quá trình nhổ răng vì cơn đau là một rào cản lớn khiến việc nhổ răng đôi khi không suôn sẻ. Tuy nhiên khi thuốc tê xuất hiện không những giúp bệnh nhân hết cảm giác đau đớn mà còn khiến họ cảm thấy thoải mái. Vậy thuốc tê nhổ răng có tác dụng trong bao lâu? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé.

Thuốc tê nhổ răng có an toàn không?

Trước khi biết được thuốc tê nhổ răng có an toàn không, mọi người cũng hay thắc mắc về mức độ an toàn của thuốc tê đối với việc nhổ răng.

Theo đó thuốc gây tê răng được chứng nhận an toàn bởi các chuyên gia nha khoa đầu ngành. Tuy nhiên, thực tế cũng có các rủi ro trong quá trình gây tê, nhưng tỷ lệ là cực kỳ thấp, chủ yếu xảy ra do kim nhọn.

Khi sử dụng thuốc tê răng, các bác sĩ cũng dựa vào thể trạng để xác định liều lượng chính xác, do đó đối với người khoẻ mạnh, gây tê răng là bình thường.

Thuốc tê nhổ răng có tác dụng trong bao lâu? 1
Thuốc tê khi nhổ răng được chứng nhận an toàn bởi các chuyên gia trong ngành

Thuốc tê nhổ răng có tác dụng trong bao lâu?

Thuốc tê nhổ răng có tác dụng trong bao lâu còn tùy thuộc vào mỗi loại thuốc, lượng thuốc và mục đích sử dụng. Nếu chỉ là thủ thuật đơn giản thì chỉ cần thuốc bôi và tác dụng từ 10 - 15p. Cụ thể sẽ có 3 loại thuốc gây tê răng thường thấy với thời gian sử dụng như sau:

Thuốc gây tê tại chỗ Lidocaine, Articaine

Được tiêm trực tiếp vào các mô mềm để gây tê cục bộ, giúp giảm đau tại khu vực được tiêm. Đây là loại gây tê phổ biến được dùng để giúp giảm đau và khó chịu trong quá trình nhổ răng, điều trị sâu răng nặng, trám răng.

Thuốc tê nhổ răng có tác dụng trong bao lâu? 2
Thuốc gây tê tại chỗ tiêm vào các mô mềm để giảm đau cục bộ

Thuốc tê dẫn truyền Bupivacaine, Ropivacaine

Thuốc tê dẫn truyền được tiêm vào các dây thần kinh lớn để giảm cơn đau cho một vùng rộng, được dùng trong các ca phẫu thuật lớn hoặc phẫu thuật sau sinh. Dùng trong phẫu thuật hàm mặt hoặc cắt nướu để kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật.

Thuốc tê bôi Benzocaine, Lidocaine

Dùng để thoa trực tiếp lên bề mặt da để giảm đau tức thì tại khu vực đó. Thuốc tê bôi thường được sử dụng cho các thủ thuật nhỏ để giảm cảm giác khó chịu cho bệnh nhân như như tiêm hoặc nội soi. Đây là thuốc có tác dụng ngắn nhất chỉ từ 10 - 15 phút, nhưng cũng rất hiệu quả.

Ứng dụng thuốc trong nha khoa trước khi tiêm hoặc nội soi để giảm cảm giác đau, khó chịu trong các trường hợp viêm nướu nhẹ.

Phụ nữ có thai gây tê răng được không?

Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể sử dụng thuốc tê nhổ răng. Tuy nhiên phải tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa lẫn sản khoa. Lựa chọn thời điểm hợp lý cũng như sử dụng loại thuốc gây tê răng phù hợp với tình trạng sức khỏe của cả mẹ và con. Đồng thời, cần lưu ý đặc biệt sức khoẻ trong và sau quá trình gây tê dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Thuốc tê nhổ răng có tác dụng trong bao lâu? 3
Phụ nữ mang thai có thể gây tê nhổ răng được không?

Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian gây tê

Dưới đây là một số yếu tố làm ảnh hưởng đến thời gian gây tê mà mọi người cần biết.

  • Quá trình trao đổi chất trong cơ thể: Có trường hợp cùng một loại thuốc tê, cùng liệu lượng nhưng người này lại có thời gian tê ngắn hơn người còn lại. Đó là vì quá trình trao đổi chất nhanh hơn có thể xử lý thuốc gây tê nhanh hơn.
  • Mức độ phản ứng của cơ thể với thuốc: Làm ảnh hưởng đến thời gian gây tê như các trường hợp dị ứng, các dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn,... bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, gan, bệnh thận,...

Một số lưu ý sau khi gây tê răng mọi người cần biết

Để quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi, mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau để đạt kết quả tốt nhất

Hạn chế ăn uống: Bạn nên tránh ăn uống sau khi thuốc gây tê nhổ răng hết tác dụng hoặc nhai ở bên còn lại. Điều này giúp bạn tránh việc tự cắn vào môi, má,... Đặc biệt, bạn nên kiêng thực phẩm quá nóng hoặc quá cứng, thay vào đó có thể sử dụng đồ ăn mềm để bổ sung năng lượng sau khi gây tê.

Không đụng vào vùng gây tê: Việc chạm vào nơi gây tê có thể khiến vùng bị tổn thương, thậm chí nhiễm trùng nếu không cẩn thận.

Uống đủ nước: Giúp bạn bổ sung năng lượng và thúc đẩy quá trình loại bỏ thuốc tê nhổ răng được diễn ra nhanh chóng.

Ngoài ra có số ít trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với thuốc tê nhổ răng, nên có thể gặp dị ứng sau khi tiêm dẫn đến một số biến chứng khác như: Sốc thuốc tê, chảy máu, ngất xỉu hoặc sưng đau sau khi tiêm thuốc tê,... kèm theo các triệu chứng điển hình như buồn nôn, bủn rủn chân tay, tụt huyết áp, môi tím tái,... nên cần lựa chọn đơn vị nha khoa uy tín để kịp thời xử lý các tình huống nguy hiểm.

Trên đây là bài viết giải thích cụ thể vấn đề thuốc tê nhổ răng có tác dụng trong bao lâu, các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian gây tê cũng như những lưu ý sau khi tê. Tuy vào tình trạng của mỗi người mà lựa chọn thuốc gây tê phù hợp. Tuy nhiên một điều luôn luôn ghi nhớ là phải tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Nhổ răng