Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Kiến thức y khoa

Gây tê cục bộ: Khái niệm, trường hợp sử dụng và tác dụng phụ

Ngày 28/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Gây tê cục bộ là phương pháp sử dụng thuốc để làm tê một vùng nhỏ trên cơ thể trước khi thực hiện một phẫu thuật nhỏ. Điều khác biệt so với phương pháp gây mê toàn thân là gây tê cục bộ không gây buồn ngủ.

Thuốc gây tê cục bộ thường được áp dụng trong các phẫu thuật nhỏ trong lĩnh vực thẩm mỹ, nha khoa và nhãn khoa. Mặc dù thuốc này tương đối an toàn, nhưng trong một số ít trường hợp, có thể gây ra các biến chứng như rối loạn nhịp tim, suy hô hấp, dị ứng với thuốc, và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Gây tê cục bộ là gì?

Gây tê cục bộ, còn được gọi là gây tê tại chỗ, thường được áp dụng cho những phẫu thuật nhỏ, như vết thương cạn hoặc ngoài da như da đầu, ngón tay và ngón chân. Thời gian phẫu thuật ngắn và người bệnh có thể rời khỏi bệnh viện ngay trong ngày. Phương pháp này thực hiện nhanh chón và người bệnh không rơi vào trạng thái bất tỉnh.

Gây tê cục bộ: Khái niệm, trường hợp sử dụng và tác dụng phụ 1
Gây tê cục bộ áp dụng cho những phẫu thuật nhỏ

Trong quá trình gây tê cục bộ, thuốc tê được áp dụng dưới dạng kem, xịt hoặc tiêm vào khu vực sẽ thực hiện phẫu thuật. Khi quá trình gây tê hoàn tất, khu vực đó sẽ trở nên mất cảm giác. Nếu người bệnh vẫn cảm thấy đau, bác sĩ có thể tiêm thêm hoặc bôi thêm thuốc để đảm bảo khu vực đã được gây tê hoàn toàn.

Thuốc gây tê cục bộ hoạt động bằng cách ngăn chặn sự truyền tải cảm giác đau từ dây thần kinh tại khu vực bị ảnh hưởng lên não. Đôi khi, nó được kết hợp với thuốc an thần để tạo ra trạng thái thư giãn cho người bệnh, hỗ trợ quá trình phẫu thuật diễn ra một cách thuận lợi.

Gây tê tại chỗ chia thành 3 loại chính:

  • Gây tê bề mặt: Bác sĩ sử dụng thuốc tê dạng phun hoặc nhỏ trực tiếp lên bề mặt niêm mạc. Loại gây tê này thường được áp dụng trong các thủ thuật liên quan đến mắt, tai mũi họng, răng miệng,...
  • Gây tê thấm: Thuốc tê dạng tiêm được chích trực tiếp vào vị trí cần phẫu thuật. Phương pháp gây tê thấm thường được sử dụng khi thực hiện chích rạch ở vùng áp xe, phẫu thuật nông/nhỏ, v.v.
  • Gây tê dây thần kinh: Bác sĩ sử dụng thuốc tê để gây tê một dây thần kinh cụ thể, giúp làm tê một phần cơ hoặc mô cụ thể trên cơ thể.
Gây tê cục bộ: Khái niệm, trường hợp sử dụng và tác dụng phụ 2
Thuốc tê dạng tiêm thường được sử dụng khi thực hiện chích rạch

Gây tê cục bộ có an toàn không?

Nhìn chung, loại thuốc gây tê cục bộ thường được coi là an toàn và ít gây tác dụng phụ, trừ khi thuốc đã hết tác dụng có thể gây ngứa ran. Tuy nhiên, nếu tiêm quá liều hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch thay vì vào mô, người bệnh có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ như ù tai, chóng mặt, tê dại, co giật, hoặc cảm giác có mùi vị kim loại trong miệng.

Trong trường hợp sử dụng lượng thuốc tê cao, tác dụng phụ có thể bao gồm co giật, huyết áp thấp, nhịp tim chậm,...

Phản ứng dị ứng với thuốc gây tê cục bộ là hiếm, ước tính chỉ có ít hơn 1% số người có phản ứng dị ứng với loại thuốc này. Ngoài ra, phần lớn các trường hợp phản ứng dị ứng đến từ chất bảo quản trong thuốc gây tê, không phải từ thuốc chính.

Tác dụng phụ của thuốc gây tê cục bộ

Thuốc gây tê cục bộ là một loại thuốc gây mê được áp dụng cho các tiểu phẫu liên quan chỉ đến một phần nhỏ của bề mặt cơ thể. Phương pháp này nhằm làm tê một khu vực cụ thể bằng cách tiêm thuốc gây tê trực tiếp vào vùng cần phẫu thuật để giảm đau. Trong quá trình này, bệnh nhân vẫn giữ tình trạng tỉnh táo.

Khác biệt so với gây mê toàn thân và gây tê vùng, gây tê cục bộ ít gặp vấn đề biến chứng, tuy nhiên vẫn có thể xuất hiện các tác dụng phụ nhất định như:

  • Đau đớn;
  • Dính máu;
  • Nhiễm trùng;
  • Tổn thương một phần nhỏ của dây thần kinh;
  • Tế bào chết.

Sau khi trải qua quá trình gây tê cục bộ, bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để quá trình hồi phục diễn ra một cách nhanh chóng. Việc nghỉ ngơi trong thời gian ngắn, hạn chế nâng vật nặng, ăn thức ăn mềm là những biện pháp quan trọng. Bảo dưỡng hoạt động thể chất thông qua bài tập nhẹ nhàng hoặc đi bộ cũng là một phần quan trọng trong quá trình hồi phục, với nghiên cứu chứng minh rằng việc đi bộ có thể giảm đau sau phẫu thuật.

Gây tê cục bộ: Khái niệm, trường hợp sử dụng và tác dụng phụ 3
Cần trao đổi với bác sĩ về những tác dụng phụ từ thuốc gây tê cục bộ

Người bệnh cũng cần tuân thủ liều lượng và cách sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về liều lượng, cách sử dụng hoặc thời điểm dùng thuốc, họ nên thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình hồi phục.

Việc áp dụng phương pháp gây tê cục bộ ngày càng trở nên phổ biến và đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc gây tê cũng đi kèm với một số tác dụng phụ cần được chú ý. Do đó, quan trọng nhất vẫn là lựa chọn cơ sở y tế có uy tín và đội ngũ y bác sĩ được đào tạo chuyên sâu để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân. Mọi quyết định về việc sử dụng thuốc gây tê cục bộ nên được đưa ra sau sự tư vấn kỹ lưỡng từ đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp.

Xem thêm: Gây tê ngoài màng cứng có đau không? Lợi ích và tác dụng phụ

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin