Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Thuốc viên sủi và những điều bạn cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng

Ngày 25/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ngày nay, thuốc được bào chế dưới nhiều dạng như viên nén, viên nang, hỗn dịch, viên sủi… trong điều trị bệnh. Thuốc viên sủi hiện là loại thuốc được thị trường ưa chuộng bởi nhiều lợi ích. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc dạng sủi cũng cần đặc biệt chú ý để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Một số loại thuốc viên sủi điển hình được ưa chuộng sử dụng phải kể đến như: Thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, các loại vitamin... Trong quá trình sử dụng thuốc dạng sủi, bạn cần lưu ý điều gì để đạt được hiệu quả mong muốn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu các kiến thức bổ ích qua bài viết sau nhé.

Thuốc viên sủi là gì?

Thuốc viên sủi mang một số tính chất khác với thuốc dạng nén thông thường. Trong quá trình sử dụng, bạn cần hòa tan hoàn toàn với lượng nước thích hợp, sau đó đợi sủi bọt thành dung dịch mới có thể uống được. 

Viên sủi với thành phần gồm dược chất chính và các tá dược là acid hữu cơ và muối kiềm. Khi viên sủi được hòa tan trong nước thì tá dược sẽ phản ứng với nhau và giải phóng khí cacbonic, cùng với đó dược chất được được giải phóng khỏi viên sủi.

Thuốc dạng viên sủi tương đối đa dạng, dễ mua, chúng được dùng để điều trị một số bệnh thường gặp nên người dùng hay lạm dụng trong quá trình sử dụng. Người dùng cần nắm được các thông tin cơ bản về thuốc dạng viên sủi để tránh uống quá liều hay làm cho tình trạng bệnh lý mãn tính thêm trầm trọng.

Một số dạng thuốc viên sủi phổ biến hiện nay là:

  • Thuốc dạng sủi chứa Paracetamol (Acetaminophen) có hoạt tính của Phenacetin, được sử dụng giúp làm giảm đau, hạ sốt từ nhẹ đến vừa, hữu hiệu đối với những bệnh cảm lạnh, viêm đường hô hấp, cảm cúm… thông thường. Viên sủi hạ sốt mang đến hiệu quả cao trong điều trị. Ngoài ra, để tăng hiệu quả giảm đau, một số thuốc sủi Paracetamol còn kết hợp với thành phần Codein.
  • Thuốc sủi chứa các loại khoáng chất và vitamin được người tiêu dùng sử dụng trong việc bổ sung canxi, vitamin giúp cải thiện sức khỏe.
Thuốc viên sủi và những điều bạn cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng 1
Viên sủi chứa Paracetamol giúp hạ sốt, giảm đau hiệu quả

Ưu điểm, nhược điểm của thuốc viên dạng sủi

Ưu điểm

Đối với bất kì loại thuốc nào, chúng cũng đều sẽ phát huy được tối đa công dụng nếu người dùng hiểu rõ về ưu, nhược điểm khi sử dụng. Có thể kể đến một số ưu điểm khi sử dụng thuốc viên sủi như:

  • Với những bệnh nhân khó nuốt, dễ bị mắc nghẹn khi uống thuốc viên nén như người già hay trẻ em, thuốc dạng sủi là một giải pháp hữu hiệu. Viên sủi khi pha thành dung dịch có mùi vị dễ uống giúp hấp dẫn trẻ uống thuốc hơn.
  • Với đặc tính cần hòa tan với lượng nước thích hợp khi sử dụng, nên khi uống, thuốc sẽ xuống dạ dày nhanh hơn và quá trình hấp thụ vào máu cũng diễn ra nhanh hơn, vì thế mà viên dạng sủi sẽ đem lại hiệu quả sử dụng nhanh hơn so với viên nén.
  • Vì được pha loãng khi sử dụng, chứ không phân rã ở một điểm cố định tại dạ dày như viên nén thông thường, nên viên sủi giúp giảm tình trạng kích ứng niêm mạc dạ dày. Đây cũng là một trong số lý do thuốc dạng sủi được ưa chuộng sử dụng hơn viên nén.

Nhược điểm

Ngoài một số ưu điểm kể trên, thuốc dạng sủi cũng tồn tại một số hạn chế mà người sử dụng cần đặc biệt chú ý:

  • Đối với những người có bệnh lý nền cao huyết áp hay đang kiêng muối thì nên cân nhắc có nên sử dụng viên dạng sủi hay không. Do đa phần viên sủi gồm nhiều muối kiềm và chứa thành phần tá dược rã sinh khí, có thể gây tác dụng phụ, dễ làm người bệnh bị tăng huyết áp.
  • Thuốc viên dạng sủi như vitamin C thường được sử dụng như một thức uống giải khát do có mùi vị thơm hấp dẫn. Nhưng việc sử dụng quá nhiều mà không chú ý đến liều lượng, chỉ để thỏa mãn cơn khát, thì dễ gặp các triệu chứng như sỏi thận, tiêu chảy, hay loét đường tiêu hóa.
  • Viên dạng sủi dễ bị biến chất, gây các phản ứng hóa học, từ đó làm giảm dược tính của sản phẩm, một số còn gây tác hại đến sức khỏe của người sử dụng. Nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, nếu thuốc sủi không được bảo quản tốt và đúng cách trong điều kiện khô ráo, thoáng mát thì thuốc dễ hút ẩm, từ đó gây các phản ứng hóa học không mong muốn.
Thuốc viên sủi và những điều bạn cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng 2
Thuốc viên sủi cần được bảo quản đúng cách để tránh hư hỏng

Cần lưu ý điều gì khi sử dụng thuốc viên sủi?

Trong quá trình sử dụng thuốc viên dạng sủi, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Cách sử dụng: Với thuốc dạng sủi, cách dùng đúng nhất là hòa tan chúng với một lượng nước thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đợi cho chúng tan hoàn toàn, không còn sủi bọt nữa thì có thể uống. Bạn không được bẻ nhỏ viên sủi và nuốt trực tiếp như thuốc viên nén thông thường khác.
  • Cách bảo quản: Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, đậy kín lọ thuốc, chỉ sử dụng thuốc khi chúng còn nguyên vẹn, vỏ thiếc không rách và phải loại bỏ ngay các viên thuốc đã bị ẩm mốc.
  • Không tùy tiện sử dụng thuốc viên dạng sủi hay lạm dụng thuốc một cách thái quá. Việc lạm dụng uống viên sủi, sử dụng không theo liều lượng chỉ định sẽ là tác nhân gây hại cho gan của bạn. Vì vậy các thuốc dạng sủi như Paracetamol phải sử dụng theo hướng dẫn của y bác sĩ, dược sĩ. Thông thường các liều dùng cách nhau từ 4 - 6 giờ.
  • Không nên uống viên dạng sủi sau khi dùng nước có gas vì chúng có thể làm cho bụng của bạn có cảm giác đầy hơi, gây tiêu chảy hoặc táo bón. Khi lựa chọn mua thuốc, nên mua ở các địa chỉ tin cậy, uy tín, tránh tình trạng hàng giả hàng nhái không đảm bảo chất lượng.
Thuốc viên sủi và những điều bạn cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng 3
Trước khi dùng thuốc viên sủi, bạn nên tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ

Đối tượng cần cân nhắc khi sử dụng thuốc viên sủi

Có một số đối tượng cần cân nhắc khi sử dụng thuốc dạng viên sủi, đó là:

  • Người bị bệnh tăng huyết áp, người bị bệnh sỏi thận: Lượng natri có trong thuốc làm cho người bệnh dễ tăng huyết áp. Bên cạnh đó, đối tượng bị sỏi thận khi sử dụng thuốc có thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm do trong thuốc chứa lượng muối nhất định.
  • Những người bị suy thận, suy gan, người nghiện rượu hay suy dinh dưỡng mãn tính nên tránh uống Paracetamol dạng sủi liều cao kéo dài. Những người bị bệnh thiếu máu cũng cần thận trọng khi dùng viên sủi vì có thể không biểu lộ rõ chứng xanh tím.
  • Khi uống viên dạng sủi hạ sốt giảm đau thì không dùng chung với thuốc chứa Paracetamol khác bởi sẽ gây quá liều. 

Thông qua các kiến thức mà Nhà thuốc Long Châu đã giải đáp ở bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã có được cho mình các kiến thức về thuốc viên sủi, từ đó biết cách sử dụng sao cho hiệu quả, an toàn. Trường hợp có các dấu hiệu bất thường khi sử dụng thuốc, bạn nên đến phòng khám, cơ sở y tế để được tư vấn, hỗ trợ điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm