Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Người bị thủy đậu có ăn cá được không? Vì sao?

Ngày 17/04/2018
Kích thước chữ

Dinh dưỡng là một trong những phần thiết yếu ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng phù hợp, nhất là các thực phẩm tanh như tôm, cá, hải sản,... Vậy bị thủy đậu ăn cá được không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm phổ biến vào mùa xuân hè, ngoài triệu chứng và cách xử trí khi bị thủy đậu, thì việc ăn gì và kiêng gì cho nhanh khỏi để hạn chế biến chứng cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong đó, người bị thủy đậu ăn cá được không là thắc mắc thường gặp nhất.

Tìm hiểu chung về bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh gì?

Thủy đậu hay bệnh trái rạ là bệnh truyền nhiễm cấp tính với tốc độ lây lan rất nhanh. Bệnh thủy đậu có thể gặp ở bất cứ ai, bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng dễ bùng phát mạnh vào giao mùa xuân hè từ giữa tháng 3 và tháng 5 khi độ ẩm và nhiệt độ tăng cao.

Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu nếu tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, những người đã tiêm vắc xin hoặc đã từng bị thủy đậu sẽ có kháng thể chống lại căn bệnh này hiệu quả. Ngược lại, những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có bệnh lý nền,... là nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

Người bị thủy đậu có ăn cá được không? Vì sao? 1
Bệnh thủy đậu với nhiều mụn nước toàn cơ thể

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Virus Varicella Zoster chính là “thủ phạm” gây ra căn bệnh lây nhiễm này. Virus gây bệnh thủy đậu có thể lây trực tiếp lây trực tiếp qua đường hô hấp thông qua ho, hắt hơi hoặc lây gián tiếp nếu tiếp xúc với dịch tiết, chất lỏng ở mụn nước của người bệnh. Virus này sẽ xâm nhập vào cơ thể người lành từ niêm mạc đường hô hấp trên như miệng, hầu họng và đường tiêu hoá, kết mạc mắt. Đáng chú ý, khả năng lây lan của bệnh thủy đậu rất mạnh ngay cả khi người bệnh chưa xuất hiện mụn nước và nó dừng lây khi các mụn nước này đóng vảy. Chính vì thế, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do tiếp xúc với người bệnh.

Dấu hiệu đặc trưng của thủy đậu

Thủy đậu thường diễn biến theo 4 giai đoạn gồm giai đoạn ủ bệnh, phát bệnh, toàn phát và hồi phục. Thời gian này có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần tùy cơ địa của mỗi người.

  • Trong giai đoạn ủ bệnh, cơ thể đã nhiễm virus nhưng chưa xuất hiện dấu hiệu gì.
  • Giai đoạn phát bệnh: Người bệnh bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên như đau đầu, sốt, chảy nước mũi, đau họng, mệt mỏi,... Sau khoảng 2 ngày, các nốt đỏ bắt đầu xuất hiện và lan ra toàn thân.
  • Giai đoạn toàn phát: Lúc này, các mụn nước xuất hiện ngày càng dày khắp toàn bộ cơ thể. Mụn thủy đậu thường có đường kính từ 1 đến 3mm với chất dịch màu trắng, trắng đục bên trong. Khi bị thủy đậu, người bệnh có thể nổi từ vài mụn nước cho đến hàng trăm mụn nước trên cơ thể. Sau đó, các mụn nước này sẽ vỡ, rỉ dịch và cần thêm vài ngày để đóng vảy và lành vết thương. Trong thời gian đó, các mụn nước mới vẫn có thể tiếp tục xuất hiện. Trong giai đoạn này, cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng giúp người bệnh nhanh phục hồi và hạn chế biến chứng. Ăn gì và kiêng gì để mụn nước nhanh lành là điều người bệnh rất quan tâm, điển hình là thắc mắc bị thủy đậu ăn cá được không.
  • Giai đoạn hồi phục: Sau khoảng 10 ngày, các vảy mụn nước rụng dần và thường không để lại sẹo trên da. Tuy nhiên, ở những người bị nhiễm trùng mụn nước hoặc chăm sóc sai cách thì vẫn có thể để lại sẹo trong một thời gian, thậm chí sẹo vĩnh viễn.
Người bị thủy đậu có ăn cá được không? Vì sao?4
Đóng vảy, đóng mài là dấu hiệu cho thấy bệnh thủy đậu đang thuyên giảm và hồi phục

Biến chứng có thể gặp ở người bị thủy đậu

Hầu hết người bị thủy đậu đều có thể tự khỏi sau vài ngày nếu bệnh diễn biến nhẹ và được chăm sóc đúng cách. Ngược lại, người bệnh cũng có thể gặp các biến chứng bội nhiễm, nhiễm trùng máu, để lại sẹo rỗ, viêm phổi, viêm não,…

Bị thủy đậu có ăn cá được không?

Cá là một trong các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng quen thuộc. Không chỉ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể, cá còn rất tốt đối với hệ miễn dịch của chúng ta. Cá là nguồn cung cấp axit béo omega-3, protein, các vitamin như vitamin A, D, E và các khoáng chất như canxi, photpho, sắt, magie,… Tuy nhiên, cá hay bất kỳ loại thực phẩm nào chỉ phát huy tối đa giá trị dinh dưỡng và công dụng nếu được sử dụng đúng cách và đúng thời điểm. Bởi có rất nhiều trường hợp người bệnh không phù hợp để ăn những thực phẩm có vị tanh như cá.

Người bị thủy đậu có ăn cá được không? Vì sao? 2
Bị thủy đậu ăn cá tốt không là thắc mắc của rất nhiều người

Vậy người bị thủy đậu ăn cá được không? Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc ăn cá khiến bệnh thủy đậu sẽ nặng thêm. Vì thế, khi bị thủy đậu vẫn có thể ăn cá. Nhưng người bệnh cần lưu ý, cần chọn cá có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chế biến đúng cách và đặc biệt tuyệt đối không ăn sashimi từ cá bởi cá sống có chứa rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng khiến tình trạng bệnh thủy đậu trở nên nghiêm trọng hơn.

Mặc dù không cấm ăn cá khi bị thủy đậu nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo nên hạn chế thực phẩm này để đảm bảo an toàn người bệnh. Nguyên nhân là do trong các loại cá, hải sản thường có chứa lượng lớn histamine, đây là một hoạt chất có khả năng gây dị ứng, đặc biệt nhạy cảm với những người đang xuất hiện tổn thương trên da như người bệnh thủy đậu. Ăn cá có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nốt mụn nước mưng mủ nghiêm trọng và kéo dài hơn. Do đó, để tránh những nguy cơ có thể xảy ra, việc hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn cá trong thời gian bị thủy đậu là việc nên thực hiện. Ngoài cá, người bệnh cũng nên hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng, khó tiêu và các thực phẩm khiến da tiết nhiều dầu hơn như sữa, phô mai, đồ chiên rán, bơ,...

Người bị thủy đậu có ăn cá được không? Vì sao? 3
Cá sống là thực phẩm nên tránh trong giai đoạn bị thủy đậu

Bật mí chế độ dinh dưỡng giúp người bị thủy đậu mau khỏi bệnh

Bên cạnh thắc mắc bị thủy đậu ăn cá được không thì vấn đề nên ăn gì cũng được người bệnh quan tâm. Bênh cạnh việc ăn cá lành tính, nấu chín kĩ, không ăn cá sống, người bệnh có thể tăng cường các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, dễ tiêu hóa như các loại cháo từ củ năng, đậu xanh, ý dĩ, gạo lứt,... Ngoài ra, người bệnh có thể ăn trứng, khoai tây, rau má, mướp đắng, cà rốt, bí đao, các loại đậu,...

Đồng thời kết hợp bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin C như bưởi, bơ, dâu tây, chanh, cam, dưa hấu, dưa leo, cà chua,... Bổ sung thực phẩm nhiều vitamin C sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, đẩy nhanh quá trình sản sinh ra collagen hạn chế sẹo lõm.

Tóm lại bệnh thủy đậu không quá nguy hiểm nhưng cũng không nên chủ quan trong chăm sóc và điều trị. Đặc biệt cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng bởi đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới khả năng hồi phục. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thủy đậu và sáng tỏ thắc mắc "Bị thủy đậu ăn cá được không?".

Việc tiêm vắc xin thủy đậu là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Thủy đậu không chỉ gây khó chịu với các triệu chứng như phát ban và sốt mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người lớn có hệ miễn dịch yếu.

Tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bạn sẽ được tiêm vắc xin thủy đậu chất lượng cao, được bảo quản và giám sát nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đội ngũ y bác sĩ tại đây không chỉ giỏi chuyên môn mà còn tận tình, chu đáo trong việc hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Với hệ thống telehealth kết nối trực tiếp với các chuyên gia cấp cứu và dịch vụ linh hoạt, Long Châu cam kết mang đến trải nghiệm tiêm chủng an toàn, nhẹ nhàng và ít đau. Hãy bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình bằng cách lựa chọn tiêm vắc xin thủy đậu tại Tiêm chủng Long Châu ngay hôm nay!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Bác sĩ Chuyên khoa 1Trương Đình Ti Thi

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, hoàn thành Chuyên khoa 1 Bác sĩ Y Học Gia Đình tại Đại học Y Dược Huế năm 2023. Có 4 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng, hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với vai trò bác sĩ.

Xem thêm thông tin