Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiêm filler đang là phương pháp làm đẹp được nhiều người ứng dụng. Bên cạnh tác dụng khắc phục những khuyết điểm của khuôn mặt, tiêm filler cũng tiềm ẩn những biến chứng và tác dụng phụ. Một trong số đó là filler bị vón cục.
Tiêm filler bị sưng hay tiêm filler bị nhức là những biến chứng khá thường gặp của phương pháp làm đẹp bằng tiêm chất làm đầy. Ngoài ra, sau tiêm filler, bất cứ ai trong chúng ta đều có thể gặp phải một biến chứng khác nghiêm trọng hơn là filler bị vón cục. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục khi filler vón cục là gì?
Tiêm filler bị vón cục là tình trạng xảy ra sau khi tiêm chất làm đầy. Đặc trưng của tình trạng này là những cục nổi cộm quan sát rõ bằng mắt thường hay sờ được bằng tay xuất hiện tại các vùng được tiêm filler. Dù tiêm filler được đánh giá là phương pháp làm đẹp có độ an toàn cao nhưng không thể phòng ngừa tuyệt đối các tác dụng phụ hay biến chứng. Trong đó, tình trạng filler bị vón cục cũng không quá hiếm gặp.
Chất làm đầy có thể bị vón cục ngay sau tiêm chỉ vài ngày hoặc xảy ra sau tiêm vài tháng, vài năm. Nếu các u cục quá lớn có thể làm mất cân đối, biến dạng mặt. Sau khi tiêm filler, các triệu chứng hơi sưng và bầm tím nhẹ thường phổ biến và không quá đáng ngại. Những triệu chứng này sẽ sớm biến mất trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu thấy cảm giác ngứa, sưng đỏ kéo dài và xuất hiện các cục nổi lên với mức độ khác nhau, bạn nên đi kiểm tra tại cơ sở y tế càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ của khuôn mặt lẫn tình trạng sức khỏe.
Có một thực tế là tất cả các loại filler hiện có trên thị trường đều có thể bị vón cục. Nếu không lựa chọn cơ sở làm đẹp uy tín, bạn được tiêm loại chất làm đầy kém chất lượng, kỹ thuật tiêm không đảm bảo chuẩn y khoa, vấn đề vô trùng không được đảm bảo… nguy cơ filler bị vón cục lại càng cao. Có thể kể đến những nguyên nhân chính dẫn đến biến chứng sau khi tiêm chất làm đầy bị vón cục như:
Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết filler bị vón cục ở từng vị trí khác nhau trên khuôn mặt bằng cách quan sát mắt thường hoặc sờ bằng tay. Cụ thể là:
Đây là 3 vị trí tiêm filler phổ biến nhất. Ngoài ra, cũng có những vị trí tiêm filler khác có thể bị vón cục như khóe cười, thái dương, mũi, gần mắt… Dù filler bị vón cục xảy ra ở vùng nào trên khuôn mặt bạn cũng nên thăm khám sớm để có cách khắc phục kịp thời, tránh để lại di chứng lâu dài và nguy hiểm.
Khi phát hiện filler bị vón cục, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để được xử lý càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ thăm khám để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Từ đó, họ mới đưa ra phương án xử lý hiệu quả nhất với từng trường hợp. Cụ thể là:
Cùng với điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh thay đổi chế độ ăn uống, chăm sóc phù hợp. Người bệnh sẽ được khuyến cáo không dùng đồ uống có cồn, thuốc lá hay các chất kích thích khác. Các bữa ăn nên hạn chế tiêu thụ muối, rau củ quả nên được ưu tiên. Sau khi xử lý filler bị vón cục, bạn cũng nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây để đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Tiêm filler làm đẹp là phương pháp ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Dù được đánh giá là có độ an toàn khá cao nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng như: Tiêm filler mũi bị hoại tử, tiêm filler bị sưng đau, tiêm filler bị vón cục,... Vì vậy, nếu có ý định làm đẹp bằng phương pháp này, bạn nên chọn những cơ sở thẩm mỹ uy tín để giảm nguy cơ biến chứng.
Xem thêm: Góc làm đẹp: Tiêm filler cằm bao lâu thì đẹp tự nhiên?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.