Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Tiêm vắc xin cho học sinh: Những thông tin quan trọng cần biết

Ngày 03/07/2024
Kích thước chữ

Việc tiêm vắc xin cho học sinh đã trở thành một phần quan trọng trong chương trình chăm sóc sức khỏe cộng động. Việc làm này không chỉ giúp bảo vệ học sinh trước nhiều căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà còn góp phần giúp duy trì một môi trường học đường khoẻ mạnh và an toàn.

Vậy đâu là các loại vắc xin nên tiêm cho học sinh? Tiêm vắc xin cho học sinh cần lưu ý những vấn đề nào? Trước khi giải đáp các câu hỏi này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thế nào là vắc xin bạn nhé.

Vắc xin là gì?

Vắc xin là chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi sinh vật, gồm 2 đặc tính đó là tính kháng nguyên đặc thù và tính sinh miễn dịch. Trong đó, tính kháng nguyên đặc thù là khả năng kích thích cơ thể sản sinh kháng thể còn tính sinh miễn dịch là khả năng hình thành miễn dịch đặc hiệu của cơ thể với tác nhân gây bệnh.

Bản chất của việc tiêm vắc xin là sử dụng vắc xin nhằm kích thích cơ thể sản sinh ra miễn dịch đặc hiệu chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó. Đến nay có khoảng 30 bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin phòng bệnh.

Theo các chuyên gia, việc chủ động cho trẻ tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh theo đúng lịch sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh.

Tiêm vắc xin cho học sinh: Những thông tin quan trọng cần biết 1
Thế nào là vắc xin?

Các loại vắc xin cần tiêm cho học sinh

Như đã trình bày phía trên, chủ động tiêm vắc xin là một giải pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Việc tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch không chỉ quan trọng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà còn rất cần thiết với đối tượng là học sinh bởi đây là lứa tuổi trẻ bắt đầu tham gia vào môi trường học đường - nơi có sự tiếp xúc và tương tác thường xuyên với nhiều người.

Việc tiêm vắc xin cho học sinh không chỉ giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà còn góp phần tạo ra một môi trường học đường khoẻ mạnh và an toàn. Vậy học sinh cần được tiêm những loại vắc xin nào?

Thực tế cho thấy, các loại vắc xin phòng bệnh được khuyến cáo tiêm sớm cho trẻ ở lứa tuổi từ 0 - 3 tuổi. Tuy nhiên, đến lứa tuổi học sinh, trẻ vẫn cần được tiêm mới hoặc tiêm nhắc lại một số loại vắc xin để đảm bảo miễn dịch. Một số loại vắc xin học sinh cần được tiêm có thể kể đến như:

Vắc xin cúm

Bệnh cúm là bệnh do nhiễm virus xảy ra thường xuyên và liên tục trong năm, các loại virus cúm cũng liên tục thay đổi với nhiều biến thể cũng như chủng virus mới. Mặc dù đã được tiêm vắc xin phòng cúm trước đó nhưng trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh bởi vắc xin cúm chỉ tạo miễn dịch với một loại virus cúm cụ thể nào đó.

Với nhóm đối tượng là trẻ nhỏ và học sinh, sức đề kháng tuy có tốt hơn trẻ sơ sinh song vẫn còn khá non nớt, do vậy mà rất dễ mắc bệnh. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, việc tiêm vắc xin cúm hàng năm cho nhóm đối tượng này là việc cần thiết nhằm bảo vệ trẻ trước bệnh cúm cũng như các biến chứng có thể xảy ra khi bệnh tiến triển.

Vắc xin cúm được đánh giá là khá an toàn và lành tính, ít gây tác dụng phụ do vậy mà cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi đưa trẻ đi tiêm phòng hàng năm.

Tiêm vắc xin cho học sinh: Những thông tin quan trọng cần biết 2
Vắc xin cúm là một trong những loại vắc xin cần tiêm cho học sinh

Vắc xin não mô cầu MenACWY mũi thứ 2

Vắc xin não mô cầu kết hợp MenACWY được tiêm phổ biến hiện nay giúp trẻ có miễn dịch đặc hiệu chống lại 4 nhóm vi khuẩn não mô cầu phổ biến hiện nay bao gồm A, C, W và Y.

Khi đi vào cơ thể, loại vắc xin này sẽ kích thích cơ thể sản sinh kháng thể từ đó giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Hiệu quả phòng bệnh của loại vắc xin này đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu cũng như quan sát lâm sàng.

Khi được tiêm đầy đủ hai mũi vắc xin, trẻ không chỉ có đủ miễn dịch chống lại vi khuẩn não mô cầu mà còn giúp ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng não, tuỷ sống và máu. Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tương lai của trẻ.

Vắc xin não mô cầu được khuyến cáo tiêm cho trẻ em và người lớn trong độ tuổi từ 9 tháng đến 55 tuổi. Loại vắc xin này đặc biệt phù hợp với nhóm đối tượng có nguy cơ cao như người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc du khách.

Vắc xin uốn ván - bạch hầu - ho gà

Đây là loại vắc xin phối hợp giúp phòng ngừa ba căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em bao gồm uốn ván, bạch hầu và ho gà. Khi tiêm loại vắc xin này, các thành phần trong vắc xin sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể sản sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại ba căn bệnh này.

Các loại vắc xin khác

Bên cạnh 3 loại vắc xin nêu trên, nếu trẻ đã đi học nhưng chưa tiêm đầy đủ các mũi vắc xin như vắc xin HPV, vắc xin viêm gan A, vắc xin viêm gan B, vắc xin bại liệt, vắc xin thuỷ đậu, vắc xin phòng bệnh sởi - quai bị - rubella… thì cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để có lịch tiêm bổ sung phù hợp.

Tiêm vắc xin cho học sinh: Những thông tin quan trọng cần biết 3
Trẻ cần được tiêm nhắc lại vắc xin thuỷ đậu nếu trước đó chưa tiêm đủ

Tiêm vắc xin cho học sinh cần lưu ý những gì?

Để đảm bảo an toàn, khi tiêm vắc xin cho học sinh, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đảm bảo cho trẻ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch: Cha mẹ cần kiểm tra hồ sơ tiêm chủng của trẻ để đảm bảo rằng trẻ không bỏ lỡ bất cứ mũi tiêm vắc xin quan trọng nào. Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý đến lịch tiêm phòng nhắc lại và bổ sung đối với những loại vắc xin cần thiết.
  • Cho trẻ khám sàng lọc trước tiêm vắc xin: Trước khi tiêm vắc xin cho học sinh, học sinh cần được khám sàng lọc trước để đảm bảo rằng trẻ đủ điều kiện để tiêm vắc xin và xác định chính xác trẻ có hay không thuộc nhóm đối tượng cần hoãn hoặc chống chỉ định với tiêm vắc xin.
  • Chuẩn bị tâm lý cho trẻ: Trẻ thường có tâm lý sợ hãi hoặc lo lắng trước khi tiêm. Cha mẹ và giáo viên cần giải thích cho con về tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng bệnh để con hiểu và cảm thấy thoải mái hơn trước và trong quá trình tiêm phòng.
  • Theo dõi sau tiêm: Sau tiêm vắc xin, trẻ cần được ngồi lại theo dõi trong khoảng 15 - 30 phút. Việc này giúp đề phòng trường hợp trẻ gặp phải các tác dụng phụ sau tiêm vắc xin có thể được xử trí kịp thời.
  • Chăm sóc tại nhà: Sau tiêm vắc xin, cha mẹ nên khuyến khích trẻ duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và cân đối, tránh tham gia các hoạt động thể chất quá sức sau tiêm, tăng cường nghỉ ngơi, bổ sung đủ nước…
Tiêm vắc xin cho học sinh: Những thông tin quan trọng cần biết 4
Những lưu ý trước khi tiêm vắc xin cho học sinh

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề tiêm vắc xin cho học sinh mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ có cái nhìn rõ và chi tiết hơn về chủ đề này đồng thời nắm được một số lưu ý khi tiêm vắc xin cho học sinh. Cảm ơn quý độc giả đã luôn dõi theo và đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là đơn vị hàng đầu cung cấp đa dạng các dịch vụ tiêm chủng như: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online… Với những ưu điểm như tiêm nhẹ - ít đau, vắc xin chính hãng - đa chủng loại, giá tốt, hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP, Long Châu là điểm đến đáng tin cậy cho quý khách hàng mỗi khi có nhu cầu về tiêm chủng. Liên hệ với Tiêm chủng Long Châu qua Hotline 1800 6928 để được tư vấn, hẹn lịch miễn phí hoặc đặt lịch online tại đây

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin