Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốc phản vệ là một dạng phản ứng dị ứng cấp tính có nguy hiểm đến tính mạng nếu không được sơ cứu và xử lý kịp thời. Vậy tiền sử phản vệ độ 2 là gì? Biểu hiện và cách xử lý ra sao?
Tiền sử phản vệ độ 2 là gì, đây được gọi là hiện tượng phản ứng không đặc hiệu, là tình trạng nặng nhất của một số dị ứng phản vệ liên quan đến việc giãn hệ thống mạch máu kèm theo dấu hiệu co thắt phế quản. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Hiểu được điều đó, Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề sốc phản vệ độ 2. Cùng tìm hiểu nhé!
Sốc phản vệ độ 2 là một dạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Dị ứng này sẽ xảy ra rất nhanh chỉ vài giây hoặc vài phút khi tiếp xúc với các chất dị ứng như: Thuốc, kiến đốt, ong chích… hay đơn giản là những món ăn hàng ngày như: Tôm, ốc, trứng, đậu phộng, đậu nành…
Sốc phản vệ độ 2 sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch giải phóng lượng chất trung gian hóa học lớn và có thể gây sốc, gây khó thở hoặc bít tắc đường thở, huyết áp cũng do đó mà giảm đột ngột.
Khác với sốc phản vệ độ 1, sốc phản vệ độ 2 sẽ có thêm một số các biểu hiện ở hệ tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp ở độ nhẹ. Việc xuất hiện thêm các biểu hiện trên các cơ quan khác nhau sẽ giúp dễ chẩn đoán tình trạng bệnh hơn, nhưng cũng là dấu hiệu để tiên lượng bệnh xấu hơn. Do đó, khi bị sốc phản vệ độ 2 không được cấp cứu kịp thời sẽ tiến triển thành độ 3, độ 4 và để lại hậu quả nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng.
Triệu chứng của sốc phản vệ độ 2 sẽ xảy ra trong vòng vài phút kể từ khi tiếp xúc với dị nguyên. Tuy nhiên đối với một vài trường hợp đặc biệt, sốc phản vệ sẽ xảy ra sau khoảng nửa giờ hoặc đối với trường hợp hiếm gặp có thể xảy ra trong khoảng vài giờ sau đó. Một số biểu hiện dễ dàng nhận thấy khi sốc phản vệ độ 2:
Nếu nhận thấy mình có nguy cơ bị sốc phản vệ, trước tiên hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của nhân viên y tế để tránh gặp những hậu quả không mong muốn như: Chóng mặt, lú lẫn, khó thở, mất dần ý thức…
Mặc dù tình trạng sốc phản vệ độ 2 có thể gần giống với tình trạng sốc nhiễm khuẩn, sốc giảm thể tích. Thông thường các bệnh lý nội tiết hay đường hô hấp cũng có thể có những biểu hiện trên nên rất dễ gây nhầm lẫn. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ cải thiện được tình trạng và tránh để lại những hậu quả nặng nề.
Đối với những trường hợp bị sốc phản vệ độ 2, người bệnh nên được đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán tình hình và có phương pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là một số cách xử lý khi bị sốc phản vệ độ 2:
Khi được phát hiện có dấu hiệu của sốc phản vệ độ 2, trước tiên, người bệnh nên dừng ngay tiếp xúc với dị nguyên như: thuốc, đồ ăn, thức uống… Tiếp theo bệnh nhân nên nằm im tại chỗ và sử dụng những loại thuốc chống sốc phản vệ như Adrenaline. Đây là dạng thuốc được bào chế theo dạng dung dịch, có thể tiêm dưới da với liều lượng như sau:
Lưu ý: Dung dịch Adrenaline có thể tiêm tiếp tục sau 10 -15 phút cho đến khi huyết áp ổn định lại. Cùng với đó, ủ ấm cơ thể người bệnh và theo dõi huyết áp trong khoảng 10 phút. Nếu bệnh nhân xuất hiện triệu chứng buồn nôn thì lật người cho bệnh nhân nằm nghiêng.
Phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của bác sĩ, máy móc trang thiết bị y tế mà bác sĩ sẽ xử lý sốc phản vệ độ 2 theo một vài phương pháp dưới đây:
Trên đây là một số thông tin cần biết để trả lời cho câu hỏi: "Tiền sử phản vệ độ 2 là gì, biểu hiện và cách xử lý ra sao?". Mong rằng những thông tin trên đây hữu ích với bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe
Lại Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.