Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Cách xử trí sốc phản vệ ở trẻ em ba mẹ cần biết

Ngày 28/04/2024
Kích thước chữ

Sốc phản vệ xuất hiện khi cơ thể của trẻ phản ứng quá mạnh với các chất dị ứng, gây ra một loạt các biểu hiện tiêu cực như da phát ban, ngứa, khó thở, nôn mửa, hoặc thậm chí là mất ý thức. Việc nhận biết và xử lý sốc phản vệ ở trẻ em là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của trẻ. Xem ngay tại đây.

Sốc phản vệ là một tình trạng nguy hiểm mà trẻ có thể gặp khi tiếp xúc với các dị nguyên lạ. Tình trạng sốc phản vệ ở trẻ em có thể phát triển nhanh chóng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu của sốc phản vệ và biết cách xử trí là rất quan trọng đối với cha mẹ.

Vì sao cần cấp cứu sốc phản vệ ngay?

Sốc phản vệ là tình trạng dị ứng cấp tính, nguy hiểm, xuất hiện sau vài giây đến vài phút sau tiếp xúc với dị nguyên. Phản ứng này phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều hệ thống trong cơ thể như hệ miễn dịch, hô hấp, da, tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh trung ương. Triệu chứng có thể bao gồm ngứa da, sưng môi, hắt hơi, chảy nước mắt, nôn mửa, tiêu chảy.

Ngoài ra, sốc phản vệ còn có thể gây:

  • Giãn mạch, giảm lượng máu và oxy đến các mô dẫn đến da, môi, móng tay tái màu;
  • Phù mặt và cổ;
  • Giảm huyết áp, nhịp tim nhanh;
  • Trụy tim mạch và tử vong;
  • Giảm thể tích máu lưu thông, gây sốc tim.
Cách xử trí khi sốc phản vệ ở trẻ em ba mẹ cần biết 1
Sốc phản vệ ở trẻ em là tình trạng dị ứng cấp tính

Sốc phản vệ là một tình trạng nguy hiểm mà trẻ em có thể gặp phải khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mạnh với các dị nguyên lạ, gây ra một loạt các triệu chứng nghiêm trọng. Sốc phản vệ ở trẻ em là một phản ứng cấp tính và đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời và hiệu quả.

Những nguyên nhân gây sốc phản vệ ở trẻ em

Các nguyên nhân gây sốc phản vệ ở trẻ em có thể bao gồm:

Thuốc

  • Kháng sinh nhóm penicillin: Bao gồm amoxicillin, ampicillin và các loại thuốc kháng sinh có thành phần penicillin.
  • Nhóm vancomycin: Những loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị các loại vi khuẩn kháng penicillin.
  • Chloramphenicol: Một loại kháng sinh có thể gây ra các phản ứng dị ứng nặng.
  • Thuốc chống viêm: Như ibuprofen (mofen) và các loại salicylate.
  • Các loại thuốc như penicillin, vancomycin, chloramphenicol, mofen, salicylate, novocain, các loại vắc xin và huyết thanh có nguy cơ cao khiến trẻ bị sốc phản vệ hoặc các triệu chứng dị ứng thuốc.
Cách xử trí khi sốc phản vệ ở trẻ em ba mẹ cần biết 2
Các loại vắc xin có nguy cơ cao khiến trẻ bị sốc phản vệ

Nếu phụ huynh biết rằng trẻ có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để tránh tình trạng này. 

Thức ăn

  • Hải sản: Cá ngừ, cá thu, ốc, tôm và các loại hải sản khác có thể gây ra phản ứng dị ứng nặng.
  • Hạt lạc: Một số trẻ có thể phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với hạt lạc hoặc sản phẩm từ hạt lạc.
  • Trứng: Thức ăn phổ biến gây dị ứng ở trẻ em có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như phát ban và khó thở.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Một số trẻ có thể phản ứng dị ứng với protein sữa hoặc lactose.

Phụ huynh cần quan sát và theo dõi sức khỏe của bé sau khi cho ăn lần đầu tiên để nhận biết các thực phẩm gây sốc phản vệ. Trong trường hợp bé gặp sốc phản vệ do thức ăn, các triệu chứng thường xuất hiện sau khoảng 30 phút.

Nọc côn trùng

  • Ong, kiến, nhện: Các loại côn trùng này có thể gây ra phản ứng dị ứng nặng khi đốt.
  • Rắn và bò cạp: Nọc của những loại côn trùng này có thể chứa các chất độc hại gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.

Khi bé bị đốt bởi côn trùng, các triệu chứng thường biểu hiện nhanh chóng, chỉ trong vài giây đến vài phút sau đó. Gia đình cần chú ý giữ cho môi trường xung quanh sạch sẽ và không có các loại côn trùng để tránh tình trạng này.

Nhận biết dấu hiệu của sốc phản vệ ở trẻ

Giai đoạn sốc phản vệ

Sốc phản vệ ở trẻ phân thành hai giai đoạn đó là khởi phát và toàn phát. 

  • Trong giai đoạn khởi phát, các dấu hiệu ban đầu bao gồm khó thở, toát mồ hôi, ngứa ở tay chân và tim đập nhanh.
  • Trong giai đoạn toàn phát, các biểu hiện của sốc phản vệ trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Các triệu chứng bao gồm co rút cơ, khò khè, tắc nghẽn đường thở (hệ hô hấp), loạn nhịp tim, đập nhanh, hạ huyết áp (hệ tim mạch), chóng mặt, đau đầu, co giật, run, ngất xỉu (hệ thần kinh), đau bụng, nôn (hệ tiêu hóa).
Cách xử trí khi sốc phản vệ ở trẻ em ba mẹ cần biết 3
Các dấu hiệu ban đầu của sốc phản vệ ở trẻ như bồn chồn, khó thở,...

Mức độ của sốc phản vệ ở trẻ

  • Nhẹ: Cảm giác chóng mặt, đau đầu, mẩn đỏ hoặc mày đay, sưng phù có thể gây ngứa, huyết áp giảm, nhịp tim tăng và khó thở.
  • Trung bình: Bao gồm các triệu chứng như choáng váng, khó thở nghiêm trọng, da tím tái, huyết áp giảm, co giật.
  • Nặng: Các triệu chứng xuất hiện nhanh chóng, bao gồm co giật, hôn mê, huyết áp không đo được, tím tái toàn thân, ngưng thở và nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời.

Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, sốc phản vệ có thể gây ra các biến chứng và nguy hiểm cho sức khỏe. Gia đình cần chú ý quan sát và nhận biết các dấu hiệu bất thường ở trẻ để đề phòng và phát hiện sớm nhất có thể.

Cách xử trí sốc phản vệ ở trẻ em

Việc xử lý sốc phản vệ ban đầu là rất quan trọng để ngăn chặn tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Khi bắt gặp trẻ bị sốc phản vệ, người nhà cần gọi điện cho dịch vụ cấp cứu ngay và thực hiện các bước sau:

  • Tạo điều kiện thoải mái cho trẻ: Đặt trẻ nằm thấp đầu và kê chân cao để cải thiện tuần hoàn máu. Trong trường hợp trẻ nôn mửa, nên nằm nghiêng để tránh nguy cơ nghẹt thở.
  • Ngừng tiếp xúc với dị nguyên: Trong trường hợp sốc phản vệ do thuốc, ngừng ngay thuốc đang tiêm hoặc đang uống. Loại bỏ hoặc cách xa trẻ khỏi nguyên nhân gây dị ứng.
  • Hỗ trợ hô hấp và đo huyết áp: Giúp mở đường thở cho trẻ, lấy đờm dãi nếu cần thiết. Hạn chế sự tập trung quá nhiều người xung quanh trẻ và đo huyết áp đều đặn để theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ.
  • Tiêm Adrenalin nếu cần thiết: Nếu có thể, tiêm bắp Adrenalin cho trẻ theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn.
 Cách xử trí khi sốc phản vệ ở trẻ em ba mẹ cần biết 4
 Cách xử trí sốc phản vệ ở trẻ

Khi đưa trẻ đến bệnh viện, người nhà cần cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe của trẻ và nguyên nhân gây ra phản vệ, bao gồm cả việc tiêm Adrenalin cũng nên báo cho bác sĩ. Các bác sĩ sẽ dựa vào tình hình cụ thể của trẻ để quyết định việc sử dụng thuốc và các biện pháp điều trị khác. Sau đó, trẻ sẽ được theo dõi và quan sát tại bệnh viện để đảm bảo tình trạng sức khỏe ổn định. Hy vọng thông qua bài viết của Long Châu bạn đã có thêm kiến thức về cách xử trí sốc phản vệ ở trẻ em.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin