Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốc giảm thể tích tuần hoàn là một tình trạng rất nguy hiểm, đe doạ đến tính mạng bệnh nhân. Khi thể tích tuần hoàn giảm, các hệ cơ quan trong cơ thể không được nuôi dưỡng đầy đủ gây ra hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Do đó, việc thực hiện các phương pháp cấp cứu kịp thời và hiệu quả là cực kỳ quan trọng để cứu sống bệnh nhân trong tình huống này.
Trong bài viết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp cấp cứu hiệu quả để xử lý tình trạng sốc giảm thể tích tuần hoàn. Đồng thời, đưa ra lời khuyên hữu ích giúp bạn phòng tránh tình trạng trên. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu vấn đề này và giải đáp những thắc mắc xoay quanh ngay trong bài viết bạn nhé!
Sốc giảm thể tích, hay còn được biết đến là sốc xuất huyết, xảy ra khi cơ thể mất hơn 20% máu hoặc chất lỏng. Hậu quả của tình trạng này là giảm khả năng cung cấp máu của tim và tăng lực cản trong lưu thông máu, dẫn đến thiếu máu nuôi các cơ quan trong cơ thể.
Sốc giảm thể tích cần được phát hiện, điều trị kịp thời để tránh các biến chứng không mong muốn. Bệnh nhân có thể phải đối mặt với tình trạng hạ huyết áp kéo dài dẫn đến suy đa cơ quan, thậm chí gây tử vong nếu không được xử lý nhanh chóng và can thiệp cấp cứu kịp thời.
Tình trạng sốc giảm thể tích tuần hoàn xảy ra chủ yếu do các nguyên nhân sau:
Các biểu hiện và dấu hiệu của sốc giảm thể tích có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ mất máu hoặc mất dịch. Nhưng dù là mất lượng rất nhỏ cũng có khả năng đe dọa tính mạng, dó đó cần phải thực hiện cấp cứu y tế ngay lập tức. Trong một số trường hợp, triệu chứng của xuất huyết nội có thể không rõ ràng cho đến khi xuất hiện các dấu hiệu của sốc.
Sốc giảm thể tích tuần hoàn nhẹ có các triệu chứng như nhức đầu, buồn nôn, đổ nhiều mồ hôi, chóng mặt, mệt mỏi. Khi gặp phải những dấu hiệu nghiêm trọng như da lạnh hoặc ẩm, da xanh, thở nhanh và nông, nhịp tim nhanh, lú lẫn, mệt mỏi, mạch yếu, môi và móng tay nhợt, ít/không có nước tiểu hoặc trạng thái tinh thần không ổn định, mất ý thức, bạn cần chú ý và tìm kiếm sự giúp đỡ y tế khẩn cấp ngay lập tức.
Nếu có nghi ngờ về tình trạng sốc giảm thể tích tuần hoàn, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra ngay lập tức. Việc nhận biết chảy máu nặng thường khá dễ dàng, nhưng việc phát hiện xuất huyết bên trong có thể khó khăn cho đến khi xuất hiện các dấu hiệu của sốc giảm thể tích.
Bác sĩ sẽ quan sát các triệu chứng lâm sàng kết hợp với các phương pháp xét nghiệm để đánh giá tình trạng sốc giảm thể tích của bệnh nhân, bao gồm:
Trong cấp cứu giảm thể tích tuần hoàn, các biện pháp xử trí nhằm hai mục đích chính là hồi sức cho bệnh nhân và điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Nguyên tắc cấp cứu giảm thể tích tuần hoàn:
Trong quá trình hồi sức cho bệnh nhân, cần lưu ý một số vấn đề sau:
Quan trọng là theo dõi sát sao các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân trong quá trình truyền dịch. Cần chỉ định truyền máu khẩn cấp đối với những bệnh nhân sốc mất máu.
Để xử lý nguyên nhân gây sốc do giảm thể tích tuần hoàn, cần triển khai các biện pháp như cầm máu. Bên cạnh đó, cũng cần áp dụng những phương pháp khác như đặt ống thông Blakemore để truyền dung dịch Terlipressin hoặc Vasopressin, phẫu thuật cắt dạ dày, phẫu thuật cắt lách hoặc cắt tử cung tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
Trong nhiều trường hợp, bạn không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng sốc giảm thể tích tuần hoàn vì tình trạng này thường xảy ra sau chấn thương hoặc bệnh nặng. Bạn có thể uống đủ nước nhằm phòng ngừa khả năng mất nước. Sử dụng các loại đồ uống cân bằng muối và đường thiết yếu, như dung dịch bù nước, sẽ hữu ích nếu bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy nặng.
Hy vọng rằng bạn đã có thông tin hữu ích về tình trạng sốc giảm thể tích tuần hoàn. Trong việc chẩn đoán và điều trị sốc giảm thể tích tuần hoàn, sự nhanh chóng, chính xác là yếu tố quyết định khả năng phục hồi. Việc đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả có thể cứu sống bệnh nhân. Tuy nhiên, việc phòng tránh và nhận biết cũng rất quan trọng trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.