Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Adrenaline là gì? Tác dụng của hormone adrenaline

Ngày 04/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Adrenaline, còn được gọi là epinephrine, vừa là chất dẫn truyền thần kinh vừa là hormone có vai trò quan trọng trong phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy của cơ thể. Nó cũng được sử dụng như một loại thuốc để điều trị nhiều tình trạng đe dọa tính mạng. Vậy tác dụng của hormone adrenaline là gì?

Adrenaline là một loại hormone gây căng thẳng được gọi là epinephrine được sản xuất bởi tuyến thượng thận và được giải phóng vào máu. Nếu cơ thể có quá nhiều adrenalin có thể gây ra các cơn hoảng loạn cho người bệnh.

Adrenaline là gì?

Adrenaline, còn được gọi là epinephrine, vừa là hormone vừa là chất dẫn truyền thần kinh. Adrenaline là một loại hormone, nó được tạo ra và giải phóng bởi tuyến thượng thận. Tuyến thượng thận là tuyến hình chiếc mũ nằm trên mỗi quả thận.

Bên cạnh đó adrenaline cũng là chất dẫn truyền thần kinh của hệ thần kinh trung ương. Adrenaline là chất truyền tin hóa học giúp truyền tín hiệu thần kinh qua các đầu dây thần kinh đến một tế bào thần kinh, tế bào cơ hoặc tế bào tuyến khác.

Adrenaline là một phần của hệ thống thần kinh giao cảm, là một phần của hệ thống phản ứng khẩn cấp của cơ thể bạn trước nguy hiểm - phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy”. Về mặt y học, phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy được gọi là phản ứng căng thẳng cấp tính.

Adrenaline là gì? Tác dụng của hormone adrenaline 1
Adrenaline là một phần của hệ thống thần kinh giao cảm

Adrenalin có tác dụng gì trong cơ thể?

Là chất dẫn truyền thần kinh, adrenaline đóng một vai trò không hề nhỏ. Chỉ một lượng nhỏ được sản xuất trong dây thần kinh của bạn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, sự chú ý, tập trung, hoảng loạn và phấn khích của cơ thể. Mức độ adrenaline tăng giảm bất thường có liên quan đến rối loạn giấc ngủ, lo lắng, tăng huyết áp và giảm khả năng miễn dịch.

Adrenaline được tuyến thượng thận tiết ra để đáp ứng với căng thẳng. Phản ứng này gây ra một số thay đổi trong cơ thể bạn và được gọi là phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy. Trong phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy, khi bộ não nhận thấy nguy hiểm, các dây thần kinh ở vùng dưới đồi sẽ gửi tín hiệu xuống tủy sống, sau đó đến các bộ phận trên cơ thể như:

  • Mắt: Đồng tử giãn ra để đón nhiều ánh sáng hơn và giúp bạn nhìn rõ mọi thứ xung quanh hơn.
  • Da: Da trở nên nhợt nhạt khi các mạch máu nhận được tín hiệu chuyển máu đến những vùng cần oxy chẳng hạn như cơ bắp, để bạn có thể chiến đấu hoặc bỏ chạy.
  • Tim: Tim đập mạnh hơn và nhanh hơn để cung cấp nhiều máu giàu oxy hơn đến những khu vực cần nhất, như cơ bắp của bạn, lúc này huyết áp cũng tăng lên.
  • Cơ bắp: Cơ bắp nhận được nhiều lưu lượng máu và oxy hơn để chúng có thể phản ứng với sức mạnh và tốc độ cao hơn.
  • Gan: Chuyển hóa glycogen dự trữ trong gan thành glucose để cung cấp nhiều năng lượng hơn cho cơ thể.
  • Hô hấp: Thở sâu hơn và nhanh hơn để có nhiều oxy hơn được đưa vào máu rồi đi đến cơ bắp của bạn.
Adrenaline là gì? Tác dụng của hormone adrenaline 2
Tim đâp nhanh hơn trước phản ứng tăng adrenaline

Cơ thể sản xuất quá nhiều adrenaline có thể trở thành vấn đề, đặc biệt nếu bạn đang bị căng thẳng mãn tính. Tình trạng quá tải adrenaline thường xuyên có thể dẫn đến:

  • Vấn đề về tiêu hóa;
  • Nhức đầu;
  • Căng cơ;
  • Mất ngủ;
  • Tăng cân;
  • Sự lo lắng;
  • Trầm cảm;
  • Huyết áp cao;
  • Bệnh tim;
  • Đột quỵ.

Nguyên nhân khiến adrenaline tăng vọt trong cơ thể

Đâu là nguyên nhân khiến adrenaline tăng vọt trong cơ thể? Vì công việc của adrenaline là giúp bạn nhận thấy những nguy cơ nên nỗi sợ hãi là nguyên nhân số 1 kích hoạt sự giải phóng hormone này. Ngay cả khi bạn sợ hãi khi vừa xem một bộ phim kinh dị hoặc đi qua một ngôi nhà ma, adrenaline cũng tăng vọt lên. 

Adrenaline là gì? Tác dụng của hormone adrenaline 3
Nỗi sợ hãi có thể khiến adrenaline tăng vọt trong cơ thể

Bên cạnh nỗi sợ hãi thì sự phấn khích cũng có thể gây ra sự gia tăng adrenaline. Chẳng hạn như khi bạn chơi các trò chơi mạo hiểm hoặc các môn thể thao như leo núi, trượt tuyết…

Lo lắng rất giống với nỗi sợ hãi và bất kỳ tình huống nào khiến bạn lo lắng cũng sẽ kích hoạt giải phóng adrenaline. Đôi khi bạn chỉ nghĩ về điều mà mình lo lắng như thuyết trình trước đám đông, kiểm tra miệng khi đi học cũng giải phóng adrenaline.

Nếu có những điều hoặc tình huống cụ thể khiến bạn sợ hãi, chẳng hạn như nói trước đám đông, bạn có thể cảm thấy lo lắng và adrenaline dâng cao khi nghĩ về điều đó.

Các cách điều chỉnh mức độ adrenaline

Có thể bạn làm việc trong môi trường căng thẳng cao độ, chẳng hạn như bệnh viện hoặc trường học hoặc bạn đang phải đối mặt với những yếu tố gây căng thẳng chẳng hạn như các vấn đề trong hôn nhân và gia đình.

Tất cả các vấn đề đó đều có thể gây ra tình trạng quá tải adrenaline. Căng thẳng và lo lắng mãn tính có thể gây ra dư thừa adrenaline và tàn phá sức khỏe và tinh thần của một người. Để hạn chế tần suất adrenaline tăng vọt hay điều chỉnh mức độ adrenaline, bạn có thể thực hiện các cách sau:

  • Tập thể dục: Các hoạt động thể chất giúp cải thiện các phản ứng thể chất và tinh thần. Bạn nên dành 20 - 30 phút mỗi ngày để tập luyện các bộ môn như đi bộ, tập yoga,…
  • Hạn chế uống rượu, bia, caffeine: Các chất kích thích, caffeine có thể làm tăng các triệu chứng lo âu.
  • Thiền: Kỹ thuật thiền giúp bạn tịnh tâm hơn, giảm cảm giác lo lắng.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc: Giấc ngủ ngon giúp cơ thể bạn có cơ hội phục hồi sau một ngày làm việc, nhất là với người thường xuyên căng thẳng.
  • Trị liệu tâm lý: Liệu pháp trị liệu bằng cách trò chuyện cùng chuyên gia tâm lý, tập trung vào những lo lắng cụ thể của bạn có thể sẽ giúp bạn kiểm soát tốt các triệu chứng của bản thân.
Adrenaline là gì? Tác dụng của hormone adrenaline 4
Ngồi thiền giúp tâm trí thoải mái và loại bỏ lo lắng, bồn chồn

Tăng adrenaline do căng thẳng kéo dài có hại cho sức khỏe và tinh thần của bạn nhưng có thể giải quyết được nhờ thực hiện một số cách ở trên. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống, bạn nên nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần để họ đưa ra các lựa chọn điều trị phù hợp.

Adrenaline (epinephrine) là một loại hormone do tuyến thượng thận tiết ra. Khi đối mặt với mối đe dọa hoặc căng thẳng, hormone này sẽ kích thích hệ thần kinh phản ứng nhanh chóng với cơn khủng hoảng. Mức adrenaline quá cao hoặc quá lâu có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà bạn cần phải lưu ý.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm