Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốc phản vệ có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau khi dùng thuốc, truyền dịch hoặc tiêu thụ phải loại thực phẩm lạ. Nhận biết dấu hiệu sốc phản vệ sớm là điều rất quan trọng để cấp cứu kịp thời vì đây là tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng do ngưng hô hấp đột ngột hoặc hạ huyết nghiêm trọng.
Phản vệ là một phản ứng dị ứng của cơ thể đối với các yếu tố lạ, gây ra các phản ứng quá mẫn. Sốc phản vệ là phản vệ ở mức độ nặng, có khả năng đe dọa tính mạng một nhanh chóng khi ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của người bệnh. Do đó, nhận biết dấu hiệu sốc phản vệ là vấn đề quan trọng và cần thiết. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm về sốc phản vệ trong bài viết sau đây.
Trước khi đi đến với thông tin về nhận biết dấu hiện sốc phản vệ, chúng ta cùng tìm hiểu khái quát về phản ứng phản vệ.
Phản vệ mang tính chất là phản ứng dị ứng với thời gian xuất hiện có thể là ngay lập tức, từ vài giây, vài phút hoặc cho đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên. Các triệu chứng lâm sàng khác nhau với mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng hoặc thậm chí dẫn đến tử vong. Sốc phản vệ là độ nặng nhất trong phân loại mức độ phản vệ, lý do là vì sự co thắt của phế quản có thể ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của bệnh nhân chỉ trong thời gian ngắn.
Dị nguyên là thuật ngữ chỉ các yếu tố lạ chẳng hạn như trong thức ăn, thuốc hoặc phấn hoa. Những tác nhân này có khả năng kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể và gây ra phản ứng dị ứng. Sau đây là một số ví dụ về các tác nhân có thể ra phản ứng dị ứng hoặc phản vệ:
Phản ứng phản vệ xảy ra khi có sự tương tác của kháng nguyên với kháng thể hiện diện trên tế bào bạch cầu và tế bào mast, từ đó sẽ kích thích giải phóng các hoạt chất histamine, leukotrien và các hoạt chất trung gian khác. Đây là những chất gây ra các biểu hiện của phản ứng quá mẫn và dị ứng như co thắt phế quản, phù mạch, nôn ói, tiêu chảy hoặc mề đay.
Các triệu chứng sốc phản vệ xảy ra rất nhanh và thường bắt đầu trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, bao gồm:
Nhận biết dấu hiệu sốc phản vệ có liên quan đến sự phân tầng mức độ nặng của phản ứng phản vệ. Sau đây là 4 mức phân loại của phản ứng phản vệ:
Phản vệ mức độ nhẹ thường giới hạn ở những triệu chứng trên da và niêm mạc bao gồm mày đay, ngứa, đỏ da, phù mạch.
Các triệu chứng rộng hơn và người bệnh có thể xuất hiện ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:
Đây là phản ứng ở mức độ khá nguy kịch với các triệu chứng ở nhiều hệ cơ quan và có khả năng đe dọa tính mạng, bao gồm:
Ở mức độ này, các phản ứng nghiêm trọng khiến người bệnh ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn khi đường thở sưng tấy nặng, tình trạng co thắt phế quản tăng lên.
Mức độ này còn được gọi là sốc phản vệ, khi lưu lượng máu đến các cơ quan thiết yếu không đủ dẫn đến tụt huyết áp nghiêm trọng, mạch yếu hoặc không có mạch.
Đáng quan ngại là sau sốc phản vệ những biến chứng muộn có thể xảy ra như viêm cầu thận, viêm cơ tim, suy đa cơ quan, cũng là một trong những yếu tố nguy hiểm đến tính mạng. Một số trường hợp mặc dù đã được điều trị sốc phản vệ nhưng sau một khoảng thời gian lại tái phát gây co thắt phế quản, phù mạch hoặc mày đay phải cần được xử trí kịp thời.
Nhận biết dấu hiệu của sốc phản vệ khi tiến hành tiêm truyền tại cơ sở y tế hay nhà là điều vô cùng cần thiết đối với sức khỏe người bệnh. Những triệu chứng cần lưu ý đến như vã mồ hôi hoặc rét run, khó thở, mạch nhanh, sắc mặt tái nhợt. Khi thấy người bệnh xuất hiện những triệu chứng này, cần phải ngừng truyền ngay, đồng thời thực hiện xử trí nhanh nhất có thể theo hướng dẫn xử trí sốc phản theo Bộ Y Tế. Sốc phản vệ cần được xử trí ngay tại bệnh viện và trong thời gian sớm nhất có thể.
Tiêm adrenaline là bước đầu tiên để điều trị sốc phản vệ, điều này có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng khi huyết áp tụt đột ngột. Đồng thời, người bệnh cũng có thể được điều trị với thuốc glucocorticoid và thuốc kháng histamine qua đường truyền tiêm tĩnh mạch. Đây là những loại thuốc giảm triệu chứng gây ra do sự viêm, sưng đường dẫn khí, giúp khôi phục lại khả năng thở bình thường của người bệnh.
Bác sĩ có thể cho thuốc chủ vận beta như albuterol để giúp giãn đường thở trở lại. Một số trường hợp có thể cần thở oxy nếu tình trạng khó thở ở mức trầm trọng.
Người bệnh thường sẽ ở lại bệnh viện khoảng 2 - 12 giờ để theo dõi thêm sau khi đã được xử trí sốc phản vệ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được giới thiệu đến chuyên khoa về dị ứng để xét nghiệm để xác định rõ hơn về tiền sử dị ứng của bản thân.
Ngoài nhận biết dấu hiệu sốc phản vệ, bạn cũng nên lưu ý đến một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xảy ra phản ứng sốc phản vệ bao gồm:
Như vậy, bài viết trên vừa mang đến bạn đọc những thông tin về cách nhận biết dấu hiệu sốc phản vệ. Đây là phản ứng dị ứng ở mức độ nguy hiểm và cần được xử trí kịp thời, vì vậy thông qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc có thể hiểu rõ thêm về vấn đề sức khỏe này.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.