Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tiêu chảy do virus Rota có lây không?

Ngày 27/05/2022
Kích thước chữ

Virus rota là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tiêu chảy, căn bệnh ở trẻ em và có tỷ lệ tử vong rất cao. Rất nhiều các bậc cha mẹ vẫn luôn thắc mắc, liệu tiêu chảy do virus Rota có lây không?

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là đối tượng của rất nhiều căn bệnh truyền nhiễm cụ thể là bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra. Dù là nguyên nhân nào gây ra bệnh tiêu chảy, nếu để quá lâu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cụ thể là mất nước. Khi mất nước quá lâu và không được bổ sung nước vào cơ thể, trẻ nhỏ có nguy cơ dẫn đến tổn thương não bộ, co giật hoặc thậm chí tử vong.

Với mục đích nắm được thông tin bệnh tiêu chảy do virus Rota có lây không, phụ huynh, các bậc cha mẹ hoặc người chăm sóc sẽ có biện pháp ngăn chặn cũng như phòng ngừa, giúp trẻ em khỏe mạnh trong vòng tay chúng ta.

Tiêu chảy do virus Rota có lây không?

Vấn đề virus rota có lây không luôn là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. 

Tiêu chảy do virus Rota có lây, trẻ nhỏ là đối tượng có thể bị nhiễm virus rota ít nhất một đến vài lần trong đời. Lần lây nhiễm đầu tiên có thể đến từ tháng thứ 3 cho đến khi trẻ nhỏ được 3 tuổi. Việc nhiễm virus tái diễn sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ.

Trên thực tế, virus này thường ưa sống trong môi trường ô nhiễm, không khí ô nhiễm và thậm chí có thể lây lan qua những thực phẩm hay vật dụng bị nhiễm bẩn. Khi virus này xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ phát triển qua đường tiêu hóa và tiếp tục lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc qua tay, miệng hoặc với phân, chất thải của người bị nhiễm bệnh.

Loại virus này gây bệnh ở trẻ em có thể sống lâu bên ngoài môi trường và có thể khiến trẻ bị nhiễm bệnh thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc chạm vào các vật dụng của người nhiễm bệnh như thức ăn, đồ uống có dính virus.

Tiêu chảy do virus Rota có lây không?1 Tiêu chảy do virus Rota có lây không?

Con người và một số động vật như: Chó, trâu, bò, cừu, khỉ.... đều có thể là ổ lý tưởng chứa virus. Chúng có thể gây bệnh trên một số loài động vật này từ lúc chưa phát triển trưởng thành và lây sang con người. Đặc biệt, đối với rota virus ở động vật có khả năng lây nhiễm trực tiếp từ người này sang người kia hoặc tái tổ hợp với chủng rota gây bệnh trên cơ thể con người.

Theo nghiên cứu cho thấy, mỗi 1ml phân hay chất thải của trẻ bị tiêu chảy cấp do virus rota gây ra có thể chứa tới hơn 1.000 tỷ Rota virus (khi trẻ chỉ cần nhiễm khoảng 10 virus rota là có thể nhiễm bệnh). Phân của người bị bệnh khi thải ra ngoài môi trường, có thể bám trên bề mặt hoặc các vật cứng đến khoảng vài tuần và bám trên tay khoảng vài giờ. Nếu trẻ không bị bệnh, có tiếp xúc trực tiếp với những nguồn lây này và đưa vào miệng, thì có nguy cơ sẽ bị nhiễm virus rota.

Đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm virus rota?

Virus rota ở trẻ nhỏ có tính lây lan rất cao, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Theo thống kê cho thấy, hầu như tất cả trẻ em đều có khả năng bị phơi nhiễm với loại virus này trong những năm tháng đầu đời.

Lứa tuổi rất dễ mắc tiêu chảy cấp do virus rota là khoảng từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi. Bệnh nếu gặp ở người lớn, người trưởng thành thì thường không triệu chứng. Ở miền Bắc Việt Nam, tỷ lệ mắc tiêu chảy do virus này tăng cao vào mùa đông-xuân và đỉnh điểm cao nhất từ tháng 9 đến tháng 11 trong năm. Trong khi đó nguy hiểm hơn, tại miền Nam Việt Nam, căn bệnh này không phụ thuộc vào mùa.

Có rất nhiều bậc phụ huynh thường không tiếp cận thông tin virus rota lây qua đường nào, càng làm cho tỷ lệ trẻ nhỏ nhiễm bệnh tăng cao vì khả năng phòng bệnh kém. Thông thường, trẻ dưới 3 tháng tuổi hiếm khi mắc tiêu chảy cấp do virus rota. Nguyên nhân là vì trẻ đã có sẵn kháng thể ở cơ thể người mẹ truyền cho con như kháng thể tiết IgA và kháng thể dịch thể...

Tiêu chảy do virus Rota có lây không?2 Virus rota ở trẻ nhỏ có tính lây lan rất cao, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ dưới 5 tuổi

Các nguy cơ khiến trẻ mắc virus rota

Virus rota gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em có thể tồn tại rất lâu trong môi trường thông thường, trẻ sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh nếu:

  • Trẻ bú bình nhưng không đảm bảo an toàn vệ sinh như bình chưa được tiệt trùng kỹ.
  • Phụ huynh cho trẻ ăn bổ sung tuy nhiên không đúng phương pháp như thức ăn để lâu, bị ô nhiễm trước hoặc sau khi chế biến.
  • Trẻ nhỏ sử dụng nước uống không vệ sinh hoặc nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm.
  • Sử dụng thức ăn được chế biến bởi dụng cụ chưa được vệ sinh sạch hoặc tay người chế biến có chứa nguồn bệnh.
  • Trẻ nhỏ không được rửa tay sạch thường xuyên hoặc không được rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

Tiêu chảy do virus rota ở trẻ nhỏ có thể được chẩn đoán chính xác thông qua thăm khám lâm sàng và xét nghiệm phân. Hiện nay, biện pháp phòng ngừa virus rota ở trẻ nhỏ hiệu quả nhất chính là uống vắc-xin phòng bệnh.

Tiêu chảy do virus Rota có lây không?3 Rửa tay thường xuyên hạn chế nguy cơ mắc tiêu chảy

Có những loại vacxin Rotavirus nào?

Hiện nay có hai loại vaccine phòng Rotavirus, cụ thể như sau:

Vaccine Rotateq phòng tiêu chảy do rota virus

Vaccine Rotated là sản phẩm của hãng Merck – của Hoa Kỳ, được dùng uống 3 liều tương đương mỗi liều 2ml bao gồm:

  • Liều đầu tiên: Được uống vào khoảng từ 7,5 đến 12 tuần tuổi.
  • Liều thứ 2 và thứ 3, nhắc lại cách liều trước ít nhất 1 tháng.
  • Trẻ nhỏ uống đủ 3 liều trước khi trẻ 8 tháng tuổi.

Vaccine Rotarix phòng tiêu chảy do rota virus

Đây là loại vaccine của hãng Glaxo Smith Kline – của Bỉ, loại vaccine sống giảm động lực, có nguồn gốc từ 1 chủng virus Rota người là G1P8. Vaccine này được dùng uống 2 liều tương đương mỗi liều 1,5 ml cụ thể như sau:

  • Liều đầu tiên: Có thể được chỉ định cho trẻ uống từ lúc 6 tuần tuổi.
  • Liều uống thứ 2 nhắc lại uống cách liều đầu tiên tối thiểu 1 tháng.
  • Trẻ cần uống đủ 2 liều trước khi trẻ 6 tháng tuổi.
Tiêu chảy do virus Rota có lây không?4 Trẻ nhỏ nên được uống vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do virus rota gây ra

Mất nước được xem là mối quan tâm chính đối với bệnh tiêu chảy đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Do đó, khi có các dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viên nhi gần nhất để được đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm thăm khám và điều trị. Trong hầu hết trường hợp, bác sĩ có thể sẽ bổ sung chất lỏng bị mất theo nhiều cách khác nhau như bù nước, bù điện giải và truyền dịch.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin