Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không?

Ngày 09/07/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Để có câu trả lời chính xác và giúp các mẹ bầu yên tâm nhất, bài viết này sẽ tổng hợp những ý kiến tư vấn từ chuyên gia.

Tiểu đường thai kỳ không chỉ làm tăng nguy cơ biến chứng với mẹ và thai nhi trong giai đoạn mang thai. Căn bệnh này còn tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 ở mẹ sau sinh. Có những “thông tin xoa dịu” rằng đái tháo đường thai kỳ tự khỏi. Vậy sự thực, tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không?

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Trong xã hội hiện đại, tiểu đường là một trong số những căn bệnh phổ biến nhất. Bệnh làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mắc phải nên nó trở thành nỗi ám ảnh của bất cứ ai. Có đến 50% mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể bị mắc tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Không khó hiểu khi bà bầu nào cũng quan tâm thông tin tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không?

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) hiện nay được phân thành 4 loại:

  • Tiểu đường type 1 (bệnh gây ra bởi sự thiếu hụt insulin tuyệt đối do tế bào beta ở tuyến tụy - có nhiệm vụ sản xuất insulin - bị phá hủy).
  • Tiểu đường type 2 (bệnh gây ra bởi sự kháng insulin do tế bào beta tụy bị suy giảm chức năng).
  • Tiểu đường thứ phát là bệnh tiểu đường gây ra do các bệnh khác như: Bệnh về gan, bệnh về tuyến tụy, bệnh di truyền...
  • Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình người phụ nữ mang bầu. Bệnh có thể được phát hiện từ 3 tháng giữa đến 3 tháng cuối thai kỳ. 

Phụ nữ mang thai khi đã bị tiểu đường không gọi là tiểu đường thai kỳ. Khác biệt lớn nhất của đái tháo đường thai kỳ so với đái tháo đường tuýp 1, tuýp 2 là bệnh có thể tự khỏi sau sinh. 

Xem thêm: Bệnh Tiểu đường: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sớm, phòng ngừa và điều trị

tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không 1 Bệnh đái tháo đường thai kỳ phát triển khi người phụ nữ mang thai

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm thế nào?

Những mẹ bầu không may mắc căn bệnh này thường đặc biệt quan tâm tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không? Bởi biến chứng tiểu đường có thể xảy ra với cả mẹ và thai nhi từ quá trình mang thai đến sau sinh. Những biến chứng thường gặp ở người mẹ nếu không kiểm soát tốt đường huyết như: 

  • Tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến huyết áp và tim mạch.
  • Mẹ bầu dễ bị thừa cân, béo phì.
  • Dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn tiết niệu.
  • Tăng tỷ lệ bị sảy thai, lưu thai, sinh non.
  • Tăng nguy cơ sinh mổ lấy thai.
  • Nguy cơ băng huyết sau sinh.
  • Nguy cơ tiền sản giật.
  • Nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ trong những lần mang thai tiếp theo.
  • Đặc biệt là nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Kết quả thống kê cho thấy: Có từ 5% - 10% bà bầu từng bị tiểu đường thai kỳ biến chứng thành tiểu đường tuýp 2 sau sinh. Có khoảng 50% bà bầu bị tiểu đường thai kỳ biến chứng thành tiểu đường tuýp 2 sau 5 - 10 năm sau sinh. 

Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi và em bé sau khi chào đời: 

  • Trẻ sinh ra khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ dễ bị vàng da, mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh hạ glucose huyết tương và bệnh liên quan đến chuyển hóa. 
  • Em bé có nguy cơ cao phải sinh mổ khi mẹ bị tiểu đường. Nếu em bé sơ sinh quá to (trên 4kg) sẽ tăng nguy cơ chấn thương nếu sinh thường, đặc biệt là chấn thương vùng vai.
  • Em bé có nguy cơ cao bị thừa cân béo phì ngay từ trong bụng mẹ.
  • Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, sảy thai, lưu thai...
  • Nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 khi bé 17 - 29 tuổi.
tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không 2 Mẹ bầu quan tâm tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không vì bệnh lý này rất nguy hiểm

Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không?

Theo các chuyên gia, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể tự biến mất sau khi sinh từ 1 - 3 tháng. Nhưng với điều kiện là mẹ bầu phải biết cách điều trị tiểu đường thai kỳ để kiểm soát tốt đường huyết ngay từ khi phát hiện bệnh. Và đây là những cách mẹ bầu nên áp dụng để ổn định đường huyết, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng: 

  • Theo dõi đường huyết thường xuyên bằng cách sử dụng máy đo đường huyết cá nhân. Với thiết bị này, mẹ bầu có thể tự đo đường huyết tại nhà chỉ bằng một giọt máu nhỏ ở đầu ngón tay. 
  • Khám thai thường xuyên để được theo dõi sát về tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bác sĩ có thể kịp thời tư vấn mẹ bầu điều chỉnh chế độ chăm sóc để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. 
  • Tìm hiểu tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng để xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Chế độ ăn uống quyết định rất lớn đến chỉ số đường huyết và nguy cơ biến chứng tiểu đường. Hàm lượng chất bột đường trong thực đơn cần được tính toán chi tiết, thực phẩm cần được lựa chọn kỹ càng. Bởi chất bột đường chính là “thủ phạm” chính gây tăng đường huyết. 
  • Tập thể dục thường xuyên với bài tập và cường độ phù hợp với thể trạng của từng mẹ bầu. Tập thể dục giúp đốt cháy năng lượng, hỗ trợ quá trình chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng. Nhờ đó, đường huyết sẽ phần nào được kiểm soát. 
  • Insulin là loại thuốc tiểu đường duy nhất được Bộ Y Tế nước ta cho phép sử dụng trên thai phụ. Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc hay thực phẩm chức năng hỗ trợ tiểu đường mẹ bầu cần tuân theo chỉ dẫn và kê toa của bác sĩ. 
tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không 3 Mẹ bầu cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên trong thai kỳ

Chế độ chăm sóc sau sinh giúp nhanh khỏi tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc mẹ sau sinh. Theo đó, muốn bệnh đái tháo đường thai kỳ sau sinh nhanh chóng khỏi bạn và hạn chế nguy cơ diễn tiến thành tiểu đường tuýp 2, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Theo dõi đường huyết thường xuyên và kiểm tra định kỳ tại các cơ sở y tế để được lắng nghe tư vấn từ bác sĩ. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cần xét nghiệm dung nạp glucose trong thời gian từ 6 – 9 tuần sau khi sinh.
  • Duy trì chế độ ăn uống, luyện tập khoa học. Sau sinh, mẹ bầu có thể tăng thời gian và cường độ tập luyện để nhanh chóng lấy lại vóc dáng và cải thiện đường huyết.
  • Mẹ sau sinh nuôi con bằng sữa mẹ vừa giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả, vừa tốt cho sức khỏe của bé và vừa hạn chế nguy cơ béo phì cho trẻ sơ sinh. 
tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không 4 Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp nhanh khỏi tiểu đường thai kỳ sau sinh

Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không là mối quan tâm của hầu hết mẹ bầu. Câu trả lời có hay không phụ thuộc nhiều vào nỗ lực kiểm soát đường huyết của chính người mẹ. Tích cực áp dụng các phương pháp cải thiện đường huyết an toàn để căn bệnh này tự khỏi sau sinh từ 1 - 3 tháng mẹ nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm