Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tim đập nhanh khó thở có nguy hiểm? Do đâu có triệu chứng này?

Ngày 27/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tim đập nhanh khó thở có thể kèm theo hồi hộp, đổ mồ hôi, tay chân run là những phản ứng của cơ thể khi stress, mệt mỏi. Ngoài ra đó cũng là dấu hiệu cảnh báo vấn đề tim mạch, bệnh mãn tính,... khiến người bị lo lắng.

Khó thở tim đập nhanh có thể xuất hiện ở cả những người mạnh khỏe khi vận động ở cường độ cao hoặc có cảm xúc kích động. Bằng cách nắm rõ nguyên nhân ở bài viết dưới đây bạn có thể điều hòa lại nhịp thở cũng như biết lúc nào cần đến bệnh viện.

Mối liên quan giữa tim đập nhanh và khó thở

Trong cơ thể, tim và phổi có quan hệ mật thiết với nhau vì hệ tuần hoàn và hô hấp tác động trực tiếp đến nhau và duy trì sự sống của cơ thể. Ví dụ, khó thở thường do nguyên nhân từ phổi hoặc tim phải, khiến tim đập nhanh hơn để chống lại áp lực đó. Khi tim đập nhanh hơn, phổi cũng phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo máu cung cấp đủ oxy trước khi đến tim và được bơm khắp cơ thể.

Tình trạng tim đập nhanh được xác định khi nhịp tim lúc nghỉ đập hơn 100 nhịp/ phút. Khi tim đập quá nhanh, máu không có đủ thời gian để trở về tim khiến hoạt động cơ tim suy giảm.

Khó thở, thở gấp là khi cơ thể không cân bằng được lượng oxy hít vào và lượng khí cacbonic thải ra. Cảm giác khiến bạn luôn cảm thấy khó thở, hụt hơi. Một số triệu chứng khác mà người bệnh có thể gặp phải khi khó thở gồm thở khò khè, suy nhược và tức ngực.

Tim đập nhanh khó thở là bệnh gì?

Rối loạn thần kinh tim

Bệnh lý thần kinh tim là một trong những triệu chứng của bệnh rối loạn hệ thần kinh thực vật. Đây là hệ thần kinh điều khiển hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể như nhịp tim, nhịp hô hấp và tuyến tiết. Nó xảy ra khi nhịp hô hấp tăng, nhịp tim tăng để cung cấp nhiều máu hơn cho các cơ quan, đặc biệt là não. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh u xơ thần kinh tim phàn nàn rằng ngoài tình trạng tim đập nhanh, họ còn cảm thấy khó thở ở ngực, nặng ngực, đặc biệt có gì đó đang chặn ở cổ họng.

Bệnh tim mạch

Các vấn đề về tim mạch có thể khiến bạn tăng nhịp tim và khó thở. Những vấn đề phổ biến này bao gồm rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, rung thất, cao huyết áp, viêm cơ tim,... Khó thở và nhịp tim nhanh cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim nghiêm trọng chẳng hạn như nhồi máu cơ tim, suy tim và suy tim sung huyết.

Tim đập nhanh khó thở có nguy hiểm? Do đâu có triệu chứng này? 1 Các bệnh lý tim mạch đều có dấu hiệu khó thở tim đập nhanh do đó bạn cần chú ý những thay đổi cơ thể để chữa trị kịp thời

Các bệnh hô hấp

Cũng như một số bệnh tim mạch, dịch tích tụ trong phổi có thể gây khó thở và tim đập nhanh, tình trạng này được gọi là tràn dịch màng phổi. Bệnh này xuất hiện do nhiễm trùng phổi hoặc mô phổi. Một số bệnh khác liên quan đến phổi và hô hấp như viêm phổi, hen suyễn, nhiễm trùng hô hấp trên, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính, dị vật trong đường thở,... đều là nguyên nhân khiến tim đập nhanh, khó thở.

Vấn đề tâm lý

Một số vấn đề về tâm lý và tình cảm có thể khiến một người cảm thấy tim đập nhanh, khó thở, tức ngực. Những vấn đề tâm lý thường do cơn hoảng loạn, rối loạn lo âu, căng thẳng, trạng thái cảm xúc tiêu cực, kích động, phấn khích,...

Các vấn đề khác

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc uống thuốc quá liều có thể là nguyên nhân gây ra khó thở và nhịp tim nhanh.
  • Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ, đặc biệt ở phụ nữ mang thai hoặc mãn kinh ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật và gây ra các triệu chứng như hồi hộp, khó thở, chóng mặt, mệt mỏi, bốc hỏa.
  • Thiếu máu: Do thiếu sắt hoặc thiếu máu hồng cầu khiến cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, tim đập nhanh, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu để đảm bảo nhu cầu oxy của cơ thể. 
  • Hạ đường huyết: Gây khó thở, tim đập nhanh, vã mồ hôi, mặt xanh xao.
Tim đập nhanh khó thở có nguy hiểm? Do đâu có triệu chứng này? 2 Tác dụng phụ của thuốc cũng gây ra tim đập nhanh và khó thở

Triệu chứng khó thở hụt hơi tim đập nhanh có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh và khó thở mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Ví dụ người mắc các bệnh về tim mạch khi có triệu chứng này cho thấy sức khỏe hiện tại của bạn đang xấu đi và thậm chí có thể gây tử vong mà không được báo trước.

Còn với nguyên nhân bệnh lý khác ngoài tim mạch nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến các bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim và suy tim. 

Với trường hợp từ yếu tố tâm lý, tuy ít nguy hiểm nhưng người bệnh không nên chủ quan. Vì hiện tượng này có thể biến chứng thành phản ứng gây ra nhịp tim nhanh xuất hiện đột ngột và theo thời gian sẽ phát triển thành rối loạn nhịp tim.

Tim đập nhanh khó thở điều trị như thế nào?

  • Các trường hợp liên quan đến bệnh tim, phổi thì cần đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, có thể kết hợp với thuốc hạ nhịp tim hoặc phẫu thuật.
  • Nhịp tim nhanh do lo lắng, căng thẳng bạn có thể khắc phục bằng cách tập các liệu pháp tâm lý và thở chậm, các bài tập thư giãn. 
  • Điều trị nhịp tim nhanh ở phụ nữ: Các triệu chứng sẽ biến mất khi nồng độ hormone trở lại bình thường. Nhưng nếu rối loạn nhịp tim vẫn tiếp diễn, đặc biệt là trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, hãy đi khám bệnh, nhờ sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa để sử dụng các loại thuốc làm giảm nhịp tim bởi hormone nữ.
  • Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, nói không với thuốc lá, rượu bia. Hạn chế căng thẳng, nghỉ ngơi và ngủ đủ 6 - 8 tiếng mỗi ngày, không thức khuya, ăn uống đủ chất, nhiều rau củ quả, tập thể dục thể thao vừa sức như đi bộ, thiền, yoga,... là những cách để ổn định nhịp tim và tránh các bệnh lý do tim đập nhanh.
Tim đập nhanh khó thở có nguy hiểm? Do đâu có triệu chứng này? 3 Nếu thấy tình trạng tim đập nhanh khó thở kéo dài hãy đến khám bác sĩ ngay

Tim đập nhanh khó thở kèm theo các triệu chứng hồi hộp, bồn chồn, lo lắng, không phải lúc nào cũng nguy hiểm. Mặc dù vậy nhưng cách điều trị, chăm sóc, các bài tập thở để nhịp tim trở lại bình thường là điều rất quan trọng. Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị bạn có thể kết hợp liệu pháp tâm lý hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ là cách tốt nhất điều hoà nhịp tim. 

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm