Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phòng chống bạo lực gia đình: Trách nhiệm không của riêng ai

Ngày 24/09/2024
Kích thước chữ

Bạo lực gia đình luôn là vấn đề nhức nhối được toàn xã hội quan tâm. Hành vi bạo lực gia đình có nhiều tác động tiêu cực nên việc phòng chống bạo lực gia đình là vấn đề cấp thiết, cần mọi người chung tay thực hiện nghiêm ngặt hơn để bảo vệ quyền lợi của chính mình và người thân yêu.

Bạo lực gia đình vốn là vấn đề được đề cập liên tục nhưng chưa chấm dứt hoàn toàn, thậm chí để lại nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng, tổn thất cả về vật chất và tính mạng con người. Để phòng chống bạo lực gia đình hiệu quả hơn, mỗi cá nhân cần phát huy vai trò của mình, đồng hành với xã hội để lên án, xử lý đúng theo pháp luật các trường hợp bạo lực gia đình.

Vì sao cần phòng chống bạo lực gia đình?

Bạo lực gia đình là những hành vi mang tính bạo lực xảy ra giữa những người thân trong cùng một gia đình, dẫn đến sự tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần, nhân phẩm cho nạn nhân và cả những thành viên khác.

Bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em là 2 đối tượng nạn nhân phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ cao trong các trường hợp bạo lực gia đình được phát hiện. Trong đó, bạo lực trẻ em được xem như một hành vi ngược đãi trẻ em bởi các em là người tiếp xúc, chứng kiến cảnh bạo lực gia đình giữa bố mẹ, chịu sự trừng phạt của người lớn, đồng thời còn đối mặt với nguy cơ khác như bỏ giam, tra tấn, xâm hại tình dục, vấn đề tâm lý,…

Phòng chống bạo lực gia đình: Trách nhiệm không của riêng ai 1
Bạo lực gia đình - Vấn nạn của nhiều gia đình và toàn xã hội

Hậu quả khôn lường của bạo lực gia đình

Hậu quả của bạo lực gia đình là vô cùng nghiêm trọng, không chỉ trong phạm vi gia đình mà còn tác động đến toàn xã hội. Do đó càng cần đề cao việc phòng chống bạo lực gia đình của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Hậu quả với nạn nhân

Nạn nhân là người hứng chịu hậu quả nghiêm trọng nhất do bạo lực gia đình gây ra, bao gồm cả tổn thất về thể chất và tinh thần. Hành vi bạo lực gia đình dù dưới hình thức nào cũng đều để lại những tổn thương sâu sắc, dai dẳng cho nạn nhân. Những thương tích trên cơ thể như gãy xương, bầm tím,… cùng tâm lý sợ hãi, lo âu, trầm cảm,… có thể tăng nguy cơ nạn nhân tự tử.

Hậu quả với con cái

Bạo lực gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ em. Trẻ bị bạo hành trực tiếp hay gián tiếp thông qua việc tiếp xúc, quan sát bạo lực gia đình giữa bố mẹ đều đối mặt với những vấn đề tâm thần, tổn thương tâm lý nhất định, có những tổn thương kéo dài đến suốt đời.

Không chỉ vậy, con cái chứng kiến cảnh bạo lực gia đình, xung đột của bố mẹ, người thân cũng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc phát triển một cách bình thường, lành mạnh. Những đứa trẻ chịu cảnh bạo lực gia đình thường rụt rè, tự ti, nhút nhát, sợ hãi trước hành vi bạo lực và gặp vấn đề về niềm tin dành cho bản thân và cho người khác.

Phòng chống bạo lực gia đình: Trách nhiệm không của riêng ai 2
Bạo lực gia đình khiến con cái chịu nhiều tổn thương cả về thể chất và tinh thần

Hậu quả đối với chính người bạo hành

Nhiều người nghĩ rằng người có hành vi bạo lực gia đình không gánh chịu bất cứ hậu quả nào nhưng thực tế, họ cũng nắm trong nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình. Cụ thể, người bạo lực gia đình có thể đánh mất các mối quan hệ tốt đẹp với người thân, đặc biệt là với người bị bạo hành, với con cái, với bạn đời, bố mẹ,… Không chỉ vậy, họ còn phải đối mặt với luật phát về hành vi bạo lực, cố ý gây thương tích của mình.

Hậu quả đối với gia đình

Bạo lực gia đình không chỉ ảnh hưởng đến những cá nhân trong gia đình mà còn gây hậu quả với chính tổ ấm này. Sự kiện diện của bạo lực gia đình sẽ khiến gia đình có nguy cơ tan vỡ, ly hôn, ly thân,… kéo theo nhiều tranh chấp sau này về tài sản, con cái,…

Hậu quả đối với xã hội

Hành vi bạo lực gia đình trong một gia đình có thể kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường đối với xã hội, điển hình như giảm khả năng lao động, giảm thu nhập bình quân của mỗi cá nhân, gián tiếp tạo ra nguồn nhân lực có năng suất kém, tinh thần yếu,… Không những vậy, nếu không phòng chống bạo lực gia đình, tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn và kìm hãm xã hội phát triển tiến đến văn mình, hiện đại.

Tóm lại, bạo lực gia đình để lại vô vàn hậu quả nặng nề không chỉ với cá nhân mỗi người mà còn với cả gia đình, xã hội. Do đó, gia đình có hành vi bạo lực chính là một yếu tố tạo nên rào cản phát triển xã hội văn minh, tiến bộ. Do đó, cần có những biện pháp phòng chống bạo lực gia đình thiết thực và hiệu quả.

Phòng chống bạo lực gia đình: Trách nhiệm không của riêng ai 3
Không chỉ ảnh hưởng đến gia đình mà bạo lực còn ảnh hưởng đến sự tiến bộ, phát triển của xã hội

Tuyên truyền, giáo dục phòng chống bạo lực gia đình

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã nêu rõ nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình cần đảm bảo “Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hòa giải phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam”. Các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình thông qua tuyên truyền, giáo dục cụ thể như sau:

  • Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền về quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới đến đông đảo người dân nhằm nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân, tiến để chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình của các tầng lớp nhân dân.
  • Giáo dục tăng cường về bình đẳng giới thực hiện ngay trong mỗi gia đình đến nhà trường và xã hội. Để phòng chống bạo lực gia đình phải nâng cao nhận thức của cả hai giới về quyền và nghĩa vụ của họ trong mối quan hệ với nhau và với các thành viên còn lại trong gia đình.
  • Phát huy truyền thống tốt đẹp của mỗi gia đình, đề cao vai trò của họ hàng, người thân trong việc phòng chống bạo lực gia đình nhằm duy trì sự ổn định, đoàn kết, ấm êm trong gia đình, thực hiện tốt công tác hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên.
  • Đẩy mạnh việc thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh, chú trọng xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa lấy tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia, không tệ nạn cờ bạc, không sử dụng ma túy,… để được công nhận là gia đình văn hóa.
  • Xử lý nghiêm những trường hợp có hành vi bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện lồng ghép các chương trình phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành.
Phòng chống bạo lực gia đình: Trách nhiệm không của riêng ai 4
Phòng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của từng cá nhân và cả xã hội

Phòng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội nhằm thúc đẩy đời sống văn minh, tiến bộ, công bằng, bình đẳng hơn. Nếu biết các trường hợp bạo lực gia đình, bạn có thể thông báo với cơ quan địa phương có thẩm quyền để được can thiệp kịp thời, tránh gây hậu quả nghiêm trọng.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.