Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thị Ly
Mặc định
Lớn hơn
Vảy nến da mặt là bệnh lý da liễu không chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Vậy vảy nến da mặt nguyên nhân do đâu và điều trị bằng cách nào?
Vảy nến là cái tên khá quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Đây là một trong những bệnh lý ngoài da thường gặp, có khoảng 3% dân số mắc bệnh vảy nến. Nó trở thành nỗi "khốn khổ" của khoảng 125 triệu người thế giới.
Dù được đánh giá là bệnh lành tính và không đe dọa tính mạng nhưng nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Không chỉ khiến người bệnh khó chịu, tự ti vì mất thẩm mỹ mà vảy nến da mặt còn gây ra tâm lý kỳ thị của những người xung quanh.
Vảy nến là bệnh lý mạn tính ngoài da do tự miễn, hình thành bởi sự rối loạn, suy yếu ở hệ miễn dịch. Tình trạng này khiến cho các lớp da bong tróc tạo thành các lớp vart trên bề mặt da. Ngoài ra, ở các vị trí da bị vảy nến sẽ xuất hiện tổn thương màu hồng, có thể màu đỏ hoặc tím. Vảy nến thường có màu xám, trắng hoặc màu bạc.
Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như da đầu, lưng, đầu gối, khuỷu tay, da mặt,...
Trong đó, vảy nến ở mặt là tình trạng gây ảnh hưởng nhiều nhất đến tính thẩm mỹ.
Tuy là bệnh ngoài da, nhưng vảy nến ở da mặt là bệnh không lây nhiễm. Bệnh có thể gặp mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ mắc cao ở người trưởng thành từ 20 - 30 tuổi và từ 50 - 60 tuổi không phân biệt nam, nữ.
Ở người bình thường, các tế bào da sẽ tái tạo sau 3 đến 4 tuần nhưng ở người bị vảy nến, quá trình này chỉ khoảng 3 đến 7 ngày. Tình trạng này khiến cơ thể tăng sản xuất tế bào da, dẫn đến sự tích tụ các tế bào da thông qua các mảng bong tróc, các lớp vảy da chồng lên nhau.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do rối loạn về hệ thống miễn dịch. Khi hệ thống miễn dịch làm sai nhiệm vụ tấn công nhầm vào các tế bào da khỏe mạnh. Bên cạnh đó, vảy nến da mặt cũng có thể do các nguyên nhân khác như sử dụng một số loại thuốc, chấn thương da, rối loạn chuyển hóa, căng thẳng, stress kéo dài, tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại…
Bệnh vảy nến nói chung và vảy nến ở mặt nói riêng đều bao gồm nhiều mức độ khác nhau. Có nhiều giai đoạn không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, sau đó sẽ tiến triển sang giai đoạn với các triệu chứng ở mức độ nặng hơn.
Ở mức độ nhẹ, bệnh vảy nến chỉ gây mất thẩm mỹ khi xuất hiện các mảng vảy trên da. Tuy nhiên, vảy nến mức độ nặng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng ngứa, đau tại vị trí tổn thương.
Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của vảy nến da mặt:
Bệnh vảy nến không nguy hiểm tính mạng nhưng có thể gây ra hàng loạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như:
Ngoài ra, vảy nến cũng gây ảnh hưởng đến thị lực, đặc biệt là tình trạng tổn thương thận, suy thận do người bệnh tự ý sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ.
Bệnh vảy nến thường tiến triển thành nhiều đợt và hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát căn bệnh này thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bị vảy nến cần lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Để cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến, người bệnh nên thực hiện ăn uống lành mạnh, khoa học, cân bằng dinh dưỡng. Trong đó, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, axit béo omega-3, kẽm, acid folic, beta caroten,… là nhóm thực phẩm cần được tăng cường. Đồng thời, hạn chế thực phẩm giàu tinh bột, đường, đồ ăn chiên xào, nội tạng động vật, thực phẩm đóng hộp,…
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Ngoài ra cần tăng cường vận động nhẹ nhàng, thực hiện lối sống tích cực, tinh thần thoải mái để giảm thiểu căng thẳng khiến bệnh vảy nến ở mặt trở nên trầm trọng hơn.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh vảy nến da mặt. Nếu không may mắc phải căn bệnh này, bạn hãy thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn điều trị. Đồng thời tuân thủ những lưu ý trên để cải thiện vấn đề này.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.