Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thông thường, ở độ tuổi trưởng thành, con người sẽ mọc răng khôn. Tuy nhiên, vấn đề là răng khôn thường không mọc theo cách thông thường gây nhiều phiền toái cho người mọc răng. Vì vậy, nhiều người lựa chọn nhổ răng khôn để hạn chế sự bất tiện khi mọc răng khôn. Thế nhưng, có nên nhổ răng khôn hàm trên không?
Vậy có nên nhổ răng khôn hàm trên không? Liệu có cần thiết phải nhổ răng khôn? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm về việc nhổ răng khôn qua bài viết dưới đây.
Răng khôn hay còn gọi là chiếc răng số 8 là chiếc răng mọc cuối cùng ở hàm và thường xuất hiện ở độ tuổi 18 đến 25. Hiện nay vai trò của răng khôn vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên, những rắc rối từ việc mọc răng khôn gây ra nhiều bất tiện cho con người.
Răng khôn thường không mọc 1 lần, quá trình mọc răng khôn có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm mới hoàn thiện. Trong quá trình này, răng khôn có thể gây ra các vấn đề về răng miệng cho người bệnh, lúc này răng khôn cần được loại bỏ.
Có nên nhổ răng khôn hàm trên không, trong trường hợp răng khôn ở hàm trên mọc lệch, mọc sai vị trí hay chèn ép những chiếc răng lân cận thì việc nhổ bỏ là điều tất yếu. Vì nếu không nhổ bỏ, nguy cơ răng khôn gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ là rất cao, ngoài ra, răng khôn còn làm cho người mọc răng phải đau đớn và ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Ngược lại, nếu răng khôn mọc thẳng, bình thường, không đâm chọc vào những răng khác và không gây tổn thương hàm việc nhổ bỏ là điều không cần thiết.
Có nên nhổ răng khôn hàm trên không?, nha sĩ sẽ tư vấn bạn nên nhổ răng khôn hàm trên khi trong những trường hợp mọc răng khôn như sau:
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trong hàm, vì vậy, phần nướu thường không còn vị trí và răng khôn phải chen chúc để mọc lên. Trường hợp không còn chỗ, răng khôn có nguy cơ cao đâm vào các răng kế bên gây tiêu chân răng và tổn thương răng bên cạnh.
Ngoài ra cũng có trường hợp răng khôn mọc ra phía má gây ra tình trạng cắn phải má mỗi khi ăn uống hoặc giao tiếp, làm loét và tổn thương nướu. Trường hợp này bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn phải nhổ bỏ răng khôn.
Răng khôn hàm trên thường mọc phía trong cùng của hàm và thường bị khuất, bình thường chúng ta thường vệ sinh không kỹ phần răng phía trong. Vì vậy, tình trạng răng khôn hàm trên bị sâu có thể xảy ra. Tương tự với răng khôn mọc lệch, trường hợp răng khôn bị sâu, nha sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Vì nếu không nhổ bỏ răng khôn bị sâu, lâu dần sẽ gây chết tủy răng và cơn đau nhức kéo dài ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Tình trạng răng khôn hàm trên bị sâu cũng có thể lan đến những chiếc răng khác và còn gây ra những vấn đề về răng miệng như viêm nướu, hôi miệng, nha chu, nhiễm trùng,...
Một trong những vấn đề nguy hiểm khi mọc răng khôn là nhiễm trùng và viêm nướu răng. Nguyên do là thời gian răng khôn mọc rất lâu và răng khôn mọc ngầm hay mọc lệch khiến cho việc vệ sinh răng rất khó khăn dẫn đến việc nhiễm trùng, viêm nha chu, viêm lợi, viêm quanh chân răng,...
Trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc vết thương bị tái đi tái lại nhiều lần thì bạn cần đến nha khoa để nhổ bỏ chiếc răng này. Một số trường hợp, nha sĩ cũng đề nghị bạn nhổ bỏ răng khôn hàm trên để phòng ngừa nhiễm trùng và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Ngoài ra, một số trường hợp răng khôn gây bất tiện cho người mọc răng như thường xuyên bị mắc thức ăn vào răng khôn hàm trên, xảy ra tổn thương ở các răng gần răng khôn hay vấn đề cần thẩm mỹ hàm răng thì nha sĩ cũng sẽ đề nghị nhổ răng khôn hàm trên.
Khi được chỉ định phải nhổ răng khôn hàm trên, nhiều người lo lắng không biết nhổ răng khôn hàm trên có gây nguy hiểm không.
Thực tế, đối với vấn đề của răng khôn không nghiêm trọng thì nhổ răng khôn hàm trên hay nhổ răng khôn hàm dưới cũng không có nhiều khác biệt về quy trình và mức độ phức tạp khi tiểu phẫu. Theo các chuyên gia thì các trường hợp nhổ răng khôn hàm trên thường dễ hơn so với nhổ răng khôn hàm dưới. Mặc dù vị trí của răng khôn hàm trên thường có nhiều dây thần kinh liên quan đến mắt, mặt và hàm nhưng biến chứng khi nhổ bỏ răng khôn hàm trên thường khá là ít và không để lại biến chứng về sau.
Sau khi thực hiện tiểu phẫu, vùng răng vừa được nhổ sẽ rỉ máu đến hết ngày đầu tiên. Bạn sẽ cảm giác vùng răng hàm sẽ hơi đau và sưng trong vòng vài ngày. Vì vậy sau khi nhổ răng khôn, bạn không nên đánh răng ở vùng nướu nơi vừa nhổ răng trong ngày đầu, bạn có thể vệ sinh răng miệng bằng cách súc miệng bằng nước súc miệng và lau nhẹ với băng gạc. Sau khoảng thời gian trên, bạn có thể súc miệng và đánh răng nhẹ nhàng.
Để giảm thời gian phục hồi răng miệng bạn có thể súc miệng bằng loại nước súc miệng có hoạt chất kháng viêm, chườm đá, uống thật nhiều nước và sử dụng những loại thức ăn mềm, dễ nhai.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã có thêm thông tin về vấn đề "có nên nhổ răng khôn hàm trên không?" và cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ bỏ răng khôn. Hầu hết mọi người đều phải trải qua việc mọc răng khôn vì vậy hãy lưu ý những thông tin trên để bảo vệ sức khỏe răng miệng nhé.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.