Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu về bệnh glaucoma góc đóng

Ngày 01/06/2022
Kích thước chữ

Bệnh Glaucoma góc đóng là một dạng căn bệnh xảy ra do góc thoát thủy dịch của mắt bị đóng hoàn toàn. Những tổn thương thần kinh thị giác do bệnh glocom gây ra thường không có khả năng hồi phục. Chính vì vậy, việc kịp thời phát hiện và điều trị sớm là điều rất quan trọng.

Những bệnh lý liên quan đến Glaucoma thường được xem là những tác nhân gây ra tình trạng mù lòa đối với người cao tuổi đứng thứ hai trên thế giới. Có rất nhiều trường hợp không thể phát hiện ra vì cơ thể không cho thấy một dấu hiệu bất thường gì. Vậy dạng bệnh glaucoma góc đóng này có đặc điểm gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhé!

Tìm hiểu về bệnh Glaucoma góc đóng

Bệnh lý Glaucoma góc đóng có liên quan đến tình trạng đóng của góc tiền phòng, có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Đối với những trường hợp bệnh cấp tính, bệnh nhân cần được tiến hành điều trị ngay lập tức bằng việc kết hợp các loại thuốc với nhau theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để phòng ngừa nguy cơ mù lòa. Tiếp đó sẽ tùy theo hướng dẫn của bác sĩ mà có tiến hành phẫu thuật cắt mống mắt hay không.

Nguyên nhân Glaucoma góc đóng xuất hiện là do mống mắt bị đẩy ra trước hoặc ra sau dẫn đến mống mắt áp sát vào mặt sau của giác mạc, làm tắc nghẽn đường lưu thông thủy dịch đồng thời làm tăng nhãn áp. Khi nhãn áp tăng cao sẽ gây nên những thương tổn thần kinh thị giác.

tim-hieu-ve-benh-glaucoma-goc-dong-1

Glaucoma góc đóng là gì? 

Glaucoma góc đóng có bao nhiêu loại?

Glaucoma góc đóng có hai loạichính đó là: Glaucoma góc đóng thứ phát và Glaucoma góc đóng nguyên phát.

Glaucoma góc đóng nguyên phát

Glaucoma góc đóng nguyên phát thông thường có góc hẹp và không biểu hiện ở nhóm những người trẻ tuổi, thủy tinh thể liên tục tăng kích thước theo tỉ lệ thuận với theo tuổi.

Một số trường hợp, thủy tinh thể sẽ tăng kích thước đẩy mống mắt về phía trước gây nên hiện tượng hẹp góc. Các yếu tố nguy cơ này dẫn đến bệnh lý bao gồm tiền sử gia đình đã từng có người mắc bệnh hay tuổi cao và sắc tộc.

Ngoài ra, đối với những người có cơ địa góc hẹp thì khoảng cách giữa mống mắt xung quanh thủy tinh thể và đồng tử cũng rất hẹp. Khi mống mắt được giãn ra, lực kéo mống mắt vào trung tâm đồng thời ra phía sau sẽ gây nghẽn đồng tử, gây cản trở thủy dịch từ hậu phòng ra tiền phòng. Đồng tử bị nghẽn trong khi thủy dịch vẫn cứ tiếp tục được tiết ra sẽ làm tăng áp lực đẩy mống mắt về phía trước gây hiện tượng đóng góc.

Glaucoma góc đóng thứ phát

Nguyên nhân của sự tắc nghẽn cơ học góc là do các bệnh lý khác đã có từ trước đó làm ảnh hưởng. Giả sử như bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh (PDR), viêm màng bồ đào, xâm lấn biểu mô, tắc tĩnh mạch trung tâm thể thiếu máu, màng tân mạch co kéo hoặc sẹo hóa sau viêm có thể kéo mống mắt về phía trước gây đóng góc.

Triệu chứng thường gặp của bệnh Glaucoma góc đóng

Glaucoma góc đóng cấp tính

Trong trường hợp Glaucoma góc đóng cấp tính, các triệu chứng thường gặp là người bệnh có cảm giác mắt bị đỏ mắt dữ dội, đau nhức, nhức đầu, thị lực giảm dần, nhìn thấy những quầng màu, buồn nôn, và nôn.

Glaucoma góc đóng mạn tính

Triệu chứng của Glaucoma góc đóng mạn tính thường có hiểu hiện tương tự như với glaucoma góc mở. Một số bệnh nhân sẽ bị khó chịu xung quanh vùng hốc mắt, đỏ mắt, nhìn mờ và cảm giác nhức đầu đỡ đi khi ngủ. 

tim-hieu-ve-benh-glaucoma-goc-dong-2

Triệu chứng đỏ mắt ở người bệnh Glaucom góc đóng

Phương pháp điều trị bệnh Glaucoma góc đóng hiệu quả

Đối với trường hợp cấp tính

Khi người bệnh thuộc đối tượng cấp tính sẽ cần phải bắt đầu điều trị ngay lập tức, bởi có nguy cơ sẽ mất thị lực nhanh chóng và vĩnh viễn.

Sử dụng thuốc: Thông thường, bệnh nhân được điều trị nhiều loại thuốc cùng một lúc để có thể phát huy tối đa tác dụng điều trị bệnh. Đơn thuốc thường có 2 đến 3 loại thuốc nhỏ mắt và một số loại thuốc uống được kết hợp với nhau theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Mỗi loại thuốc được phân chia theo thời gian cụ thể để sử dụng và thời điểm để kết hợp chúng cùng với nhau. Tiếp đến, bệnh nhân sẽ được theo dõi đáp ứng điều trị thông qua đo nhãn áp.

Phẫu thuật laser: Ngoài ra, còn có một phương pháp nữa đó là phẫu thuật laser cắt mống mắt chu biên để mở một đường thoát cho dịch chảy từ hậu phòng đến tiền phòng nhằm giải quyết cơ chế nghẽn đồng tử. Thủ thuật này được thực hiện khi giác mạc trong và viêm sẽ được kiểm soát. Với một số trường hợp, giác mạc trong sẽ trở lại chỉ trong vòng vài giờ sau khi nhãn áp hạ, còn ở một số trường hợp khác có thể mất từ 1 tới 2 ngày. Bởi tỉ lệ xuất hiện cơn cấp ở mắt còn lại có thể lên đến 80% khả năng xảy ra, vì thế người bệnh cần làm LPI trên cả hai mắt.

Khi thực hiện phẫu thuật bằng laser, người bệnh có thể yên tâm vì phương pháp này hầu như không gây ra biến chứng nguy hiểm.

tim-hieu-ve-benh-glaucoma-goc-dong-3

Laser - phương pháp phẫu thuật bệnh Glaucom góc đóng hiệu quả

Đối với trường hợp mạn tính

Với những người bệnh góc đóng mạn tính, bán cấp hay không liên tục đều thì hầu hết phương pháp áp dụng điều trị bằng phẫu thuật laser cắt mống mắt chu biên. Bên cạnh đó, những bệnh nhân góc hẹp ngay cả khi không có triệu chứng cũng phải cần được làm LPI để dự phòng đóng góc.

Hy vọng rằng, với bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về bệnh Glaucoma góc đóng cũng như những triệu chứng thường gặp phải nhất của bệnh lý này. Để bảo vệ được một đôi mắt khỏe và sáng, bạn cần chủ động thường xuyên thăm khám mắt định kỳ với bác sĩ chuyên khoa nhãn khoa, giúp bạn nhanh chóng phát hiện kịp thời nếu có những dấu hiệu bất thường.

Kim Tuyền 

Nguồn tham khảo: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin