Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tìm hiểu về bước sóng của tia X và ứng dụng của tia X trong y học

Ngày 24/02/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tia X mang đến nhiều ứng dụng đối với nền y học hiện đại giúp phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về tia X cùng như bước sóng của tia X nhé!

Trong nền y học hiện nay, tia X được sử dụng rộng rãi trong các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về tia X cũng như bước sóng của tia X và thường lo lắng rằng tia X sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho những lắng lo này nhé.

Tìm hiểu về tia X và bước sóng của tia X

Tia X là một loại bức xạ điện từ, nó có thể xuyên qua các vật rắn kể cả cơ thể con người. Tia X có bản chất là sóng điện từ, hầu hết bước sóng của tia X trong khoảng từ 0.01 đến 10 nanomet tương ứng với dãy tần số 3.1016 Hz đến 3.1019 Hz, có năng lượng từ 120 eV đến 120 keV. Bước sóng của tia X ngắn hơn tia tử ngoại nhưng dài hơn bước sóng của tia gamma. Năm 1985, tia X được phát hiện thông qua thí nghiệm của nhà vật lý học người Đức tên Wilhelm Röntgen vì vậy tia X còn được gọi là bức xạ Röntgen.

tim-hieu-ve-buoc-song-cua-tia-x-va-ung-dung-cua-tia-x-trong-y-hoc 1.jpg
Bước sóng của tia X càng ngắn thì khả năng xuyên thấu càng mạnh

Tia X có những tính chất nổi bật như:

  • Khả năng xuyên thấu: Tia X có thể xuyên qua giấy, vải, gỗ, mô mềm hoặc thậm chí là mô cứng và kim loại. Bước sóng của tia X càng ngắn thì khả năng xuyên thấu của nó càng mạnh.
  • Làm phát quang nhiều chất như bari, xyanua,...
  • Gây hiện tượng quang điện.
  • Tác dụng lên phim ảnh.
  • Làm ion hóa không khí.
  • Có tác dụng sinh lý mạnh như diệt vi khuẩn, hủy diệt tế bào,...

Một vài ứng dụng của tia X trong y học

Nhờ những tính chất nổi bật nổi trên tia X được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học giúp chẩn đoán các bệnh lý ở nhiều bộ phận cơ thể, cụ thể như:

Răng và xương

Tia X hỗ trợ phát hiện các vấn đề về răng hàm mặt bao gồm:

  • Nhiễm trùng, gãy xương: Các trường hợp gãy xương và nhiễm trùng ở xương và răng đều được hiển thị rõ trên tia X.
  • Viêm khớp: Chụp X-quang khớp có thể cho thấy rõ tình trạng viêm khớp. Việc chụp X-quang qua từng năm có thể giúp bác sĩ theo dõi tình trạng viêm khớp có tiến triển tệ hơn không.
  • Sâu răng: Bác sĩ thường sử dụng tia X để kiểm tra tình hình răng sâu của bạn.
  • Loãng xương hoặc ung thư xương: Các loại xét nghiệm X-quang đặc biệt có thể cho biết mật độ xương của bạn. Không những vậy, X-quang còn giúp phát hiện các khối u xương trong cơ thể.
tim-hieu-ve-buoc-song-cua-tia-x-va-ung-dung-cua-tia-x-trong-y-hoc 2.jpg
Tia X giúp phát hiện các vấn đề về răng hàm mặt

Vùng ngực

Đối với vùng ngực, tia X có một số ứng dụng như sau:

  • Các tình trạng liên quan đến phổi cụ thể là nhiễm trùng phổi: X-quang ngực có thể cho biết bạn có đang bị viêm phổi, lao hoặc ung thư phổi hay không.
  • Ung thư vú: Chụp X-quang vùng ngực hay còn được gọi là chụp nhũ ảnh là phương pháp sử dụng tia X để phát hiện.
  • Suy tim sung huyết: Những dấu hiệu suy tim sung huyết này đều có thể xuất hiện rõ ràng trên tia X.
  • Phát hiện mạch máu bị chặn: Tiêm một lượng chất tương phản có chứa iot sẽ giúp làm nổi bật các mạch máu bị chặn khi tia X chiếu qua.

Vùng bụng

Ngoài vùng ngực, răng và xương, tia X còn có thể hỗ trợ trong việc chẩn đoán một số tình trạng ở vùng bụng:

  • Các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa: Một chất tương phản được bổ sung trong đồ uống hoặc thuốc xổ được gọi là barium giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.
  • Phát hiện vật phẩm bị nuốt: Tia X có thể giúp phát hiện các vật phẩm trong bụng nếu chẳng may chúng ta nuốt phải.

Những phương pháp chẩn đoán sử dụng tia X thường gặp

Hiện nay, tia X được ứng dụng rộng rãi trong y học, những phương pháp chẩn đoán sử dụng tia X thường gặp như:

  • Chụp nhũ ảnh: Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X để phát hiện ung thư vú.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Phương pháp này còn được gọi là chụp CT. Phương pháp này kết hợp cùng với tia X với xử lý máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết các mặt cắt ngang của cơ thể được kết hợp để tạo thành hình ảnh X-quang ba chiều.
  • Nội soi: Nội soi huỳnh quang kết hợp với tia X để nghiên cứu các cấu trúc chuyển động hoặc thời gian thực trong cơ thể ví dụ như xem nhịp đập của tim. Phương pháp này có thể kết hợp với các chất tương phản nuốt hoặc tiêm để xem quá trình tiêu hóa hoặc lưu lượng máu trong cơ thể.
  • Ứng dụng khác: Tia X có thể kết hợp với các loại phóng xạ khác bao gồm cả điều trị ung thư. Bức xạ năng lượng từ tia X sẽ cao hơn nhiều so với những gì được sử dụng khi chụp X-quang có thể được sử dụng để giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và khối u bằng cách phá hủy ADN của chúng.
tim-hieu-ve-buoc-song-cua-tia-x-va-ung-dung-cua-tia-x-trong-y-hoc 3.jpg
Một trong những phương pháp chẩn đoán sử dụng tia X thường gặp là chụp nhũ ảnh

Những lợi ích của kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có sử dụng tia X

Việc ứng dụng tia X nhằm mục đích y học đã khẳng định được nhiều lợi ích mang lại. So với các kỹ thuật khác, X-quang mang lại những lợi ích như:

  • Mang tính không xâm lấn;
  • Có tính định hướng giúp bác sĩ đặt stent, ống thông hoặc các thiết bị y tế khác vào trong cơ thể người bệnh. Không những vậy, hình ảnh X-quang còn giúp điều trị, loại bỏ các huyết khối hoặc các tắc nghẽn tương tự.
  • Phát hiện bệnh lý: X-quang giúp phát hiện một số bệnh lý tiềm ẩn như dịch hoặc khí tích tụ ở những khu vực đáng lẽ không có, nhiễm trùng hoặc khối u,...

Một số rủi ro khi tiếp xúc với tia X

Nhiều người lo lắng khi thực hiện chẩn đoán bệnh thông qua tia X sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe chẳng hạn như chụp X-quang hoặc chụp CT bởi sự phơi nhiễm phóng xạ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cho biết, sự phơi nhiễm bức xạ khi tiếp xúc với tia X thấp rất nhiều so với những lợi ích mà tia X mang lại.

Trong trường hợp bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ bản thân mang thai thì có thể nói với bác sĩ trước khi chụp X-quang để được tư vấn rõ hơn. Phương pháp này mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nhưng nếu có thể thay thế bằng phương pháp khác, bác sĩ sẽ xem xét. Kiểm tra X-quang khu vực cơ thể như cánh tay, ngực, chân, đầu hoặc răng đều không để lộ cơ quan sinh sản hoặc tác động tới thai nhi. Trong khi đó, X-quang vùng bụng, lưng dưới hoặc xương chậu có thể khiến thai nhi tiếp xúc với tia X. Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của người bệnh và khu vực cần chụp X-quang, bác sĩ có thể hoãn hoặc hủy kiểm tra X-quang. Trường hợp mẹ đang cho con bú, việc thực hiện X-quang là an toàn bởi bức xạ không ảnh hưởng đến sữa hoặc em bé.

tim-hieu-ve-buoc-song-cua-tia-x-va-ung-dung-cua-tia-x-trong-y-hoc 4.jpg
Chụp X-quang không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi khi mẹ mang bầu cần thực hiện chụp X-quang

Một số người khi tiêm thuốc cản quang có thể gây ra tác dụng phụ như: Cảm giác đỏ bừng, cảm thấy có vị kim loại, buồn nôn, ngứa. Một số các phản ứng hiếm gặp như sốc phản vệ, huyết áp thấp hoặc tim ngừng đập.

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu hơn về bước sóng của tia X cũng như ứng dụng của tia X trong y học. Có thể thấy, tia X được ứng dụng rộng rãi trong y học, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. Hãy cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích cho bản thân và những người thân của mình bạn nhé.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm