Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các loại cận thị có thể gặp phải là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả ra sao? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Cận thị là một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực hàng đầu thế giới. Cận thị tiến triển nặng hơn theo thời gian và làm thay đổi cấu trúc mắt, khiến đối tượng có nguy cơ mắc bệnh về mắt trong tương lai. Chủ động trang bị kiến thức về cận thị giúp mọi người có thêm hiểu biết, phòng ngừa tật khúc xạ mắt này được tốt hơn.
Cận thị là tật khúc xạ mắt phổ biến, khiến người mắc chỉ nhìn được rõ được những vật ở gần và nhìn mờ những vật ở xa.
Về nguyên lý, hình ảnh chúng ta nhìn thấy từ vật do các tia sáng phản xạ tạo nên. Khi mắt nhìn vào vật, tia sáng phản xạ từ vật đi qua giác mạc và thủy tinh thể, cuối cùng hội tụ trên điểm vàng giác mạc và theo dây thần kinh thị giác truyền tín hiệu về não.
Cận thị là tật khúc xạ ở mắt.
Với người cận thị, những tia sáng đó không được hội tụ trên võng mạc mà hội tụ trước võng mạc. Do vậy tín hiệu hình ảnh truyền lên dây thần kinh thị giác không được rõ ràng, khiến người nhìn không thấy vật rõ nét.
Căn cứ vào mức độ cận và mức ảnh hưởng của tình trạng cận thị, các chuyên gia đã chia cận thị thành một số dạng như:
Cận thị đơn thuần là loại cận thị phổ biến nhất hiện nay, bắt gặp chủ yếu ở lứa tuổi học sinh. Người bị cận đơn thuần có độ cận dưới 6 Diop và thường đi kèm với tật khúc xạ mắt khác là loạn thị.
Chế độ làm việc không khoa học và yếu tố di truyền được xem là nguyên nhân của cận đơn thuần. Bệnh có xu hướng tiến triển trong thời gian dài sau đó ngưng lại ở một mức độ nhất định (độ cận diop ổn định).
Cận thị cao khi độ cận thị vượt quá 6 diop. Đây là một tình trạng nghiêm trọng hơn trong đó nhãn cầu phát triển dài ra trước sau nhiều hơn mức cần thiết. Không chỉ khó nhìn thấy mọi thứ ở xa, nó cũng là tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như võng mạc tách rời, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.
Các loại cận thị cao từ 6 diop.
Cận thị bệnh lý hay còn được gọi là cận thị ác tính. Nó hiếm gặp hơn 2 loại cận thị trên và thường có mối liên quan đến yếu tố di truyền từ cha mẹ. Nhãn cầu dài ra rất nhanh và nghiêm trọng thường diễn ra ở tuổi thiếu niên hoặc trưởng thành. Người bị cận thị bệnh lý nguy cơ cao bị bong võng mạc, tăng mạch máu mắt bất thường (tân mạch hắc mạc), bệnh tăng nhãn áp.
Các chuyên gia nhãn khoa chưa đưa ra nguyên nhân chính xác gây ra cận thị, nhưng họ tin rằng đó là do sự kết hợp của yếu tố di truyền và môi trường. Có thể do bạn di truyền khả năng bị cận và sau đó thêm điều kiện môi trường thích hợp, tật cận thị sẽ xuất hiện.
Tổng kết báo cáo di truyền của IMI (international myopia institute), hiện nay đã xác định được 200 locus trên gen người gây ra tật khúc xạ mắt. Trong đó, những người mang gen nguy cơ có khả năng phát triển cận thị lớn hơn gấp 40 lần so với người có chỉ số di truyền locus quy định tật khúc xạ mắt thấp.
Một số yếu tố môi trường sẽ tạo điều kiện cho cận thị xuất hiện và tiến triển như:
Một trong những nguyên nhân gây ra các loại cận thị là do học tập và làm việc trong môi trường thiếu sáng.
Một nghiên cứu tại của Úc với 1344 người tham gia từ 19 đến 22 tuổi cho thấy xác suất cận thị tăng gấp đôi ở những người có tham gia tiếp xúc với ánh sáng ban ngày ít hơn 30 phút mỗi ngày.
Tương tự một nghiên cứu khác ở Đan Mạch 235 trẻ em từ 8 đến 14 tuổi bị cận thị được đánh giá trước và sau khoảng thời gian 6 tháng khi cho tiếp xúc với số giờ thời gian khác nhau. Trong giai đoạn này, những trẻ tiếp xúc với 2782 giờ ánh sáng tăng 0.26 độ cận, còn những trẻ tiếp xúc với 1681 giờ ánh sáng có sự tăng 0.32 độ cận.
Thiếu dưỡng chất cũng là một yếu tố thúc đẩy tật cận thị. Chế độ ăn thiếu hụt vitamin A, E, C, các vitamin nhóm B, hay omega 3 khiến cho cho chức năng mắt kém đi. Khi gặp các điều kiện sống và làm việc không hợp lý, mắt dễ bị mỏi, mờ. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến cận thị và cận thị tiến triển nhanh chóng.
Để bảo vệ đôi mắt và phòng ngừa nguy cơ cận thị, chúng ta cần chú ý:
Cận thị là tật khúc xạ mà không thể ngăn ngừa sự tiến triển. Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, vận động ngoài trời cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp phòng ngừa và làm giảm tốt đa nguy cơ mắc cận thị.
Lâm Khuê
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.