Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Tìm hiểu về các triệu chứng lồng ruột ở trẻ nhỏ

Ngày 31/03/2023
Kích thước chữ

Bạn đã biết rõ các triệu chứng lồng ruột ở trẻ em là như thế nào chưa? Nếu chưa hiểu rõ thì bạn đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng trong bài viết này.

Lồng ruột là một tình trạng rất dễ gặp phải ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh do hệ tiêu hóa lúc này chưa phát triển hoàn thiện. Thế nhưng, phụ huynh thường khó nhận ra được bé bị lồng ruột cho đến khi được bác sĩ nội soi. Bởi lẽ, các triệu chứng lồng ruột ở trẻ em thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về đường tiêu hóa khác.

Lồng ruột ở trẻ nhỏ là tình trạng như thế nào?

Lồng ruột là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ em. Lông ruột là một cấp cứu ngoại khoa nghiêm trọng và là hầu như chỉ gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ.

Lồng ruột là tình trạng khi một phần của đoạn ruột chui vào trong đoạn ruột kế cận, gây tắc nghẽn hoặc giảm sự lưu thông của các chất bên trong ruột. Ở trẻ nhỏ, bệnh lồng ruột thường xảy ra khi hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện phát triển, thường từ độ tuổi bắt đầu ăn dặm đến khoảng 4 tuổi.

Tìm hiểu về các triệu chứng lồng ruột ở trẻ nhỏ 1Lồng ruột là tình trạng khi một phần của đoạn ruột chui vào trong đoạn ruột kế cận, gây tắc nghẽn

Lồng ruột ở trẻ nhỏ là một tình trạng nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, lồng ruột có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm nhiễm vùng bụng, tụ máu bụng, và thậm chí gây tử vong. Do đó, việc phát hiện và điều trị lồng ruột sớm là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của trẻ em.

Các triệu chứng lồng ruột ở trẻ

Bệnh lồng ruột là một bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên nhiều triệu chứng của bệnh này có thể gây hiểu lầm với các bệnh tiêu hoá thông thường, dẫn đến không ít trường hợp biến chứng do không được điều trị kịp thời. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý và phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh lồng ruột ở trẻ nhỏ để có phương pháp điều trị kịp thời.

Tìm hiểu về các triệu chứng lồng ruột ở trẻ nhỏ 2Những triệu chứng lồng ruột ở trẻ nhỏ rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về đường tiêu hóa khác

Các triệu chứng lồng ruột ở trẻ nhỏ bao gồm:

Giai đoạn đầu:

  • Trẻ cảm thấy khó chịu do dạ dày bị co thắt;
  • Trẻ quấy khóc, đau bụng dữ dội và thường tái phát nhiều lần;
  • Trẻ bắt đầu bỏ bú;
  • Có thể kèm theo nôn ói nhiều lần;
  • Vã mồ hôi, xanh xao.

Giai đoạn ruột bị nghẹt nghiêm trọng hơn:

  • Đi tiêu phân nhầy, máu;
  • Thỉnh thoảng cảm thấy một khối u nhô lên ở vùng dạ dày;
  • Mệt lả;
  • Tiêu chảy;
  • Sốt;
  • Mất nước.

Giai đoạn ruột bắt đầu bị hoại tử:

  • Trẻ nôn liên tục;
  • Da lạnh, nhợt nhạt;
  • Mạch nhanh, nông;
  • Thở gấp, hơi thở nông.

Cách xử lý khi trẻ có những triệu chứng lồng ruột

Giai đoạn đầu của bệnh lồng ruột là thời điểm quan trọng nhất trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, như đã đề cập, các triệu chứng ban đầu thường giống với nhiều chứng bệnh về đường ruột khác như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi khó tiêu, tiêu chảy,... Việc này dẫn đến nhiều trường hợp nhiều phụ huynh bỏ qua và không xử lý kịp thời.

Do đó, khi bé có các triệu chứng như đau bụng và nôn ói liên tục, phụ huynh cần đưa ngay bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, cha mẹ cần giữ tâm lý ổn định cho bé bằng cách động viên và trấn an trẻ, tránh tình trạng hoảng loạn và sợ hãi gây khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh.

Tìm hiểu về các triệu chứng lồng ruột ở trẻ nhỏ 3Cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế khi xuất hiện các triệu chứng của lồng ruột

Bạn tuyệt đối không nên tự ý áp dụng các mẹo hay bài thuốc dân gian để điều trị bệnh tại nhà. Vì điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của bé. Trẻ em có sức đề khá yếu và nhạy cảm, do đó, việc can thiệp bằng y khoa là cách an toàn nhất để điều trị bệnh lồng ruột.

Các phương pháp ngăn ngừa lồng ruột ở trẻ

Dưới đây là một số cách phòng ngừa lồng ruột ở trẻ nhỏ:

  • Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ: Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đặc biệt là các loại rau xanh và trái cây.
  • Giúp trẻ duy trì mức độ hoạt động vừa phải: Không giữ trẻ ngồi lâu, vận động thường xuyên để giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Đảm bảo thực phẩm ăn uống cho trẻ đảm bảo an toàn, tránh ăn đồ ăn không rõ nguồn gốc hoặc thức ăn không chín thật.
  • Kiểm tra và chữa trị sớm các vấn đề tiêu hóa: Theo dõi sự thay đổi của tình trạng tiêu hóa của trẻ, nếu phát hiện có triệu chứng khó tiêu, nôn mửa, đau bụng, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Thực hiện tiêm phòng đầy đủ: Thực hiện tiêm phòng đầy đủ theo lịch trình tiêm phòng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ, tránh nhiễm trùng và các bệnh viêm nhiễm.
  • Tăng cường vệ sinh cá nhân: Rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ, tránh lây nhiễm các vi khuẩn gây bệnh. Thay tã đúng cách và vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, hạn chế việc bị tiêu chảy hay táo bón.
  • Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ: Tái khám định kỳ thoe lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe chung.

Tóm lại, những phương pháp phòng ngừa lồng ruột trên có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng lồng ruột ở trẻ, phụ huynh cần đưa bé đến bệnh viện ngay để bác sĩ kịp thời can thiệp. Nếu đến muộn trẻ không còn cơ hội điều trị và có thể phải chịu một cuộc phẫu thuật lớn để tháo hoặc thậm chí cắt một phần ruột.

Bảo Vân

Nguồn tham khảo: medlatec.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin