Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, tình trạng nhiễm virus viêm gan E đang ngày càng gia tăng và tỷ lệ số ca tử vong do viêm gan E là tương đối lớn. Vậy đường lây và triệu chứng của virus viêm gan E trên người bao gồm những gì? Cách phòng và điều trị tình trạng viêm gan E.
Viêm gan E là một tình trạng viêm gan do nhiễm virus viêm gan E (HEV). Khác với những loại viêm gan còn lại, viêm gan E không gây ra các biến chứng trên gan. Tuy nhiên, với đối tượng là người bệnh, người có hệ miễn dịch suy yếu như có thai, người già, trẻ em… thì viêm gan E có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của họ. Thực tế, đường lây và triệu chứng của virus viêm gan E trên người là gì? Bạn đọc hãy tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Virus viêm gan E (HEV) gây ra tình trạng viêm gan hay còn gọi là viêm gan E. Virus viêm gan E được chia thành 4 loại kiểu gen là 1, 2, 3 và 4. Kiểu gen 1 và 2 chỉ được phát hiện trên người. Trong khi kiểu gen 3 và 4 thường được lưu hành và tìm thấy trên một số loài động vật như lợn, lợn rừng và không gây ra bệnh, một số trường hợp loại này cũng có thể lây nhiễm sang người.
Virus viêm gan E thường gây ra bệnh nhẹ, các triệu chứng bệnh cũng khác nhau tùy từng thể trạng của mỗi người, điển hình là không có triệu chứng liên quan đến tình trạng suy gan. Phần lớn các trường hợp nhiễm virus viêm gan E thường có khả năng tự đào thải và khỏi bệnh sau một thời gian mắc (khoảng 2 - 6 tuần). Tuy nhiên, đã có nghiên cứu cho rằng ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc bị ức chế thì virus viêm gan E có thể gây nhiễm trùng kéo dài và gây ra tình trạng viêm gan mãn tính. Một số trường hợp đặc biệt, nhất là ở phụ nữ có thai virus viêm gan E có thể gây ra tình trạng nguy hiểm và dẫn đến tử vong.
Virus viêm gan E được thải ra ở trong phân của người bị nhiễm bệnh và xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường ruột. Đường lây truyền chủ yếu là nước bị ô nhiễm. Do đó, tỷ lệ mắc viêm gan E cao nhất ở những nước chưa phát triển, có mức thu nhập thấp và trung bình, khả năng tiếp cận các dịch vụ vệ sinh, nước và y tế còn gặp hạn chế.
Virus viêm gan E không gây bệnh nguy hiểm, tuy nhiên việc phòng và chữa bệnh vẫn rất cần thiết. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, bạn nên hiểu rõ về đường lây và triệu chứng của virus viêm gan E trên người cũng như các phương pháp điều trị viêm gan E.
Virus viêm gan E có khả năng lan truyền theo nhiều con đường và triệu chứng ở mỗi bệnh nhân là khác nhau.
Đường lây truyền chính của virus viêm gan E được xác định là đường phân - miệng. Người bị nhiễm bệnh thải phân (chứa mầm bệnh virus viêm gan E) ra ngoài môi trường, làm môi trường nước bị ảnh hưởng. Ở những nơi sử dụng nguồn nước chất nước không tốt, bị nhiễm bẩn, ô nhiễm và thói quen rửa tay kém vệ sinh… khiến cho virus viêm gan E có điều kiện xâm nhập vào cơ thể người qua đường ruột và gây bệnh. Các đường lây nhiễm khác cũng được xác định bao gồm:
Đối với virus viêm gan E, con người được xem là vật chủ chính, tuy nhiên các virus có liên quan hoặc kháng thể chống lại virus viêm gan E cũng được phát hiện ở một số loài động vật, đặc biệt là loài linh trưởng.
Các đợt dịch lớn là nguyên nhân bùng phát của viêm gan E, nguyên nhân là do tại thời điểm nhạy cảm này dễ khiến thực phẩm và nguồn nước bị ô nhiễm. Nguy cơ mắc virus viêm gan E trên diện rộng thường xuất phát từ thói quen kém vệ sinh trong khu vực khiến cho virus viêm gan E trong phân có điều kiện phát tán ra ngoài môi trường.
Trên mỗi cá thể nhiễm bệnh có tồn tại triệu chứng giống hoặc khác nhau. Sau khi tiếp xúc với virus viêm gan E, thời gian ủ bệnh của virus trong khoảng từ 2 - 10 tuần. Sự bài tiết virus xảy ra ở người bị nhiễm bệnh bắt đầu từ vài ngày trước khi bệnh khởi phát và kéo dài khoảng 3 - 4 tuần sau khi phát bệnh.
Theo thống kê, tại những vùng dịch lưu hành virus viêm gan E, số người nhiễm bệnh lớn, những thanh niên có độ tuổi từ 15 - 40 bị nhiễm trùng và có triệu chứng đặc trưng. Trong khi bệnh nhân là trẻ em thường khó phát hiện vì không có triệu chứng hoặc chỉ có biểu hiện nhẹ và không có vàng da.
Một vài triệu chứng điển hình của viêm gan E bao gồm:
Triệu chứng của viêm gan E thường kéo dài từ 1 - 6 tuần và tương đối giống với các loại bệnh viêm gan khác do đó thường khó phân biệt. Một vài trường hợp đặc biệt viêm gan E có thể gây ra tình trạng viêm gan hoặc suy gan cấp tính và có tỷ lệ tử vong cao. Phụ nữ mang thai ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai hoặc tam cá nguyệt thứ ba mắc viêm gan E có nguy cơ cao bị suy gan cấp tính, bị sảy thai và tử vong (20 - 25%).
Xác định được đường lây và triệu chứng của virus viêm gan E trên người giúp hỗ trợ đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp với bệnh nhân.
Triệu chứng của viêm gan E khó phân biệt với các loại bệnh viêm gan khác, do đó để chẩn đoán chính xác, ngoài các triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân cần phải tiến hành làm các xét nghiệm sàng lọc. Dựa vào kết quả xét nghiệm máu và xét nghiệm phân, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chính xác và từ đó đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.
Hiện nay chưa có thuốc hoặc phương pháp điều trị trực tiếp viêm gan E. Trên thực tế, ở hầu hết các trường hợp, viêm gan E sẽ tự khỏi sau 4 - 6 tuần nhiễm bệnh, người bệnh có thể đẩy nhanh quá trình đào thải virus của cơ thể bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung thực phẩm, dưỡng chất tốt và an toàn, không sử dụng các loại thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng gan như acetaminophen. Trường hợp tình trạng viêm gan E chuyển biến xấu hoặc đối tượng mắc bệnh là phụ nữ có thai cần nhập viện để được tiến hành theo dõi điều trị.
Hiện nay, chưa có vắc xin đặc hiệu phòng virus viêm gan E, do đó nên triển khai một số biện pháp sau để nâng cao khả năng phòng ngừa bệnh:
Virus viêm gan E không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, đặc biệt là gan. Tuy nhiên, việc mắc bệnh có thể gây ra một số tác động tiêu cực khác. Đường lây và triệu chứng của virus viêm gan E trên người chưa đủ để xác định chính xác loại virus viêm gan, do đó nên thăm khám ngay khi có những triệu chứng trên để xác định và điều trị nếu nhiễm bệnh. Trên đây là những thông tin do Nhà thuốc Long Châu chia sẻ, nếu bạn đọc còn có thắc mắc hãy gửi câu hỏi đến trang web của Nhà thuốc Long Châu để được giải đáp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.