Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phá ối dưới hình thức bấm ối hoặc tia ối là thủ thuật thường được dùng trong đẻ chỉ huy. Vậy để hiểu hơn về những thủ thuật này cũng như quá trình khởi phát chuyển dạ, hãy cùng đọc bài viết sau nhé!
Phá ối thường sẽ được chỉ định trong các trường hợp sinh đẻ chỉ huy. Bấm ối hoặc tia ối là thủ thuật trong sản khoa để phá ối, khi mà bác sĩ làm vỡ màng ối của thai phụ bằng các dụng cụ đặc biệt hoặc bằng ngón tay. Nhằm giúp đẩy nhanh quá trình trình chuyển dạ.
Ở đa số thai kỳ, chuyển dạ diễn ra tự nhiên trong khoảng từ tuần thứ 37 đến 40. Khi có dấu hiệu của chuyển dạ, cơ thể thai phụ sẽ có những thay đổi như sau:
Quá trình chuyển dạ diễn ra không có sự hỗ trợ của nhân viên y tế sẽ được gọi là chuyển dạ tự nhiên.
Khởi phát chuyển dạ là khi chúng ta chủ động tạo ra quá trình chuyển dạ được can thiệp bởi y khoa. Các phương pháp khởi phát chuyển dạ sẽ làm mềm cổ tử cung, tạo ra những cơn co thắt tử cung khiến nó mở rộng ra. Quá trình khởi phát chuyển dạ chỉ được thực hiện khi đã đến thời điểm sinh ngả âm đạo nhưng chưa có dấu hiệu chuyển dạ tự nhiên.
Những chỉ định thường gặp khi phải dùng đến phương pháp khởi phát chuyển dạ:
Có nhiều cách thực hiện khởi phát chuyển dạ. Để có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp với thai phụ, bác sĩ cần phải khám âm đạo để biết được tình trạng cổ tử cung ở thời điểm đó.
Dựa vào kết quả này, các bác sĩ sẽ đưa ra một trong những phương pháp khởi phát chuyển dạ sau:
Có nhiều trường hợp cũng cần phối hợp nhiều phương pháp theo tuần tự để có thể đạt được hiệu quả cao.
Prostaglandin giúp cổ tử cung mềm ra và dễ dàng mở rộng, thúc đẩy quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi hơn. Thuốc được sản xuất ở nhiều dạng như viên uống, ngậm hoặc đặt vào âm đạo,... Tùy vào tình trạng thai kỳ, tuổi thai, có sẹo mổ lấy thai trước đó hoặc bóc nhân xơ tử cung từ trước hay không mà bác sĩ sẽ khuyến nghị bạn nên dùng loại Prostaglandin nào cho phù hợp.
Quá trình chuyển dạ bằng Prostaglandin cần phải nhập viện, vì khi sử dụng phương pháp này bác sĩ phải theo dõi cơn gò tử cung trên monitoring sản khoa.
Đây là chất nội tiết tổng hợp có tác dụng tương tự như oxytocin nội sinh có trong cơ thể. Chất này sẽ được truyền vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch, sau đó cơ thể sẽ được kích thích để tạo ra các cơn co thắt tử cung. Tốc độ truyền oxytocin được điều chỉnh tùy thuộc vào cơn gò tử cung có hiệu quả gây xóa mờ cổ tử cung.
Sử dụng 1 ống cao su dài (catheter) với một đầu đã được bơm thành một bóng nhỏ để đặt vào kênh cổ tử cung, tạo ra áp lực chèn lên vị trí này. Áp lực này sẽ giúp làm mềm và làm mở cổ tử cung. Bóng được lưu lại tại cổ tử cung trong khoảng vài giờ cho đến khi nó rơi ra ngoài (trường hợp này cho thấy cổ tử cung đã mở ra) hoặc cho tới lần khám tiếp đến.
Bên cạnh đó còn có một dụng cụ khác cũng có tác dụng gần giống với đặt bóng đó là Laminaria. Dụng cụ nay cũng có tác dụng làm khởi phát chuyển dạ khi chúng ta đặt nó vào cổ tử cung.
Lóc ối hoặc bấm ối sẽ giúp kích thích cơ thể tổng hợp và giải phóng ra hormone Prostaglandin nội sinh, giúp làm mềm cổ tử cung, làm co thắt cơ tử cung.
Bấm ối được thực hiện nhằm mục đích làm vỡ màng ối một cách chủ động, từ đó cho nước ối thoát ra ngoài, giúp làm giảm áp lực buồng ối và rút ngắn thời gian chuyển dạ. Bên cạnh đó còn giúp loại bỏ đầu ối khi không còn có tác dụng.
Khi phá ối, bác sĩ sẽ đưa ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay thuận vào âm đạo thai phụ sao cho tiến dần tới lỗ cổ tử cung, chạm vào ngay đầu ối. Tay còn lại sẽ sử dụng dụng cụ bấm ối đưa vào âm đạo, đi theo sự chỉ dẫn của bàn tay thuận đang tiếp xúc với đầu ối. Lúc này, dụng cụ bấm ối đi giữa khe của hai ngón tay và thời điểm bấm ối sẽ là ngay khi sau đỉnh cơn gò. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ bấm ối để chọc thủng màng ối, giúp cho nước ối chảy ra từ từ rồi xé rộng màng ối.
Phá ối thường sẽ giúp làm giảm bớt áp lực của buồng ối và còn rút ngắn thời gian chuyển dạ. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ thuật bấm ối để phá ối có thể xảy ra các biến chứng không mong muốn như nhiễm trùng ối, nhiễm trùng thai, nhất là ở những thai phụ đang bị viêm nhiễm phụ khoa (hoặc do đã bấm ối quá 6 giờ mà thai nhi vẫn chưa ra ngoài). Đồng thời còn có thể gặp nhiều tình huống xấu khác. Do đó, có thể chỉ nên cân nhắc thực hiện phá ối trong các tình huống sau:
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về khởi phát chuyển dạ, các phương pháp khởi phát chuyển dạ và đặc biệt là phương pháp bấm ối để phá ối. Từ đó có thêm thông tin để giúp sản phụ có một quá trình sinh em bé thành công!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.