Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Tìm hiểu về rách sụn chêm đầu gối

Ngày 02/07/2022
Kích thước chữ

Rách sụn chêm đầu gối là chấn thương điển hình thường gặp khi chơi thể thao, gặp tai nạn giao thông hoặc bị ngã… Bởi đây là bộ phận dễ tổn thương của khớp đầu gối.

Rách sụn chêm đầu gối không quá nguy hiểm, một vài trường hợp có thể tự cải thiện sau một khoảng thời gian ngắn nghỉ ngơi và điều trị. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nặng hơn phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu kỹ về rách sụn chêm đầu gối. 

Sụn chêm đầu gối 

Tìm hiểu về rách sụn chêm đầu gối 1
Sụn chêm như một tấm "đệm lót" giữa đầu xương đùi và đầu trên xương chày

Sụn chêm là gì

Sụn chêm nằm ở vị trí trong khớp gối với ba loại xương cấu thành gồm: Đầu trên xương chày, xương bánh chè và đầu dưới xương đùi. Sụn chêm như một tấm đệm lót nằm giữa đầu giữa xương đùi và đầu trên xương chày. Sụn chêm phía trong khớp có hình chữ C, sụn chêm nằm ngoài khớp có hình chữ O. 

Sụn chêm có đặc trưng là tính đàn hồi cao và dai, khả năng chịu lực lớn. Bởi vậy, sụn chêm có vai trò chịu hết toàn bộ trọng tải của cơ thể. Là bộ phận quan trọng tạo nên sự vững chắc của khớp gối. Sụn chêm còn có các vai trò cụ thể như:

  • Giúp khớp gối vững chắc.
  • Hấp thụ lực, giảm xóc khi cơ thể di chuyển.
  • Phân phối lực đều trên khắp cơ thể.
  • Phân bố dinh dưỡng sụn khớp, hoạt dịch bôi trơn, đảm bảo khớp hoạt động một cách ổn định.
  • Tránh các màng hoạt dịch không bị kẹt vào khe khớp và bao khớp. 

Sụn chêm có vai trò lớn nên nếu rách sụn chêm đầu gối, sụn chêm bị tổn thương sẽ gây nhiều khó khăn khi đi lại và sinh hoạt cho người bệnh.

Nguyên nhân rách sụn chêm đầu gối

Sụn chêm đầu gối có thể rách ở nhiều các vị trí khác nhau và các hình thái rách sụn cũng khác nhau như: rách sừng trước, rách sừng sau, rách sụn chêm ngoài, rách sụn chêm ngang, rách sụn chêm dọc, rách vùng có mạch và rách vùng vô mạch,... Thông thường rách sụn chêm đầu gối thường xảy ra khi vui chơi, tai nạn giao thông hoặc chấn thương thể thao. Ngoài ra, rách sụn chêm còn có thể do thoái hóa, các hoạt động mạnh, vấp ngã,...

Dấu hiệu rách sụn chêm đầu gối

Tìm hiểu về rách sụn chêm đầu gối 2
Đầu gối xuất hiện các cơn đau, cảm giác kẹt cứng là dấu hiệu của rách sụn chêm

Người bệnh khi vừa mới rách sụn chêm vẫn sẽ có thể đi lại bình thường, thậm chí vẫn còn có thể luyện tập, chơi thể thao. Sau 2 đến 3 ngày, các cơn đau và sưng mới bắt đầu xuất hiện khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động. Cụ thể, dấu hiệu rách sụn chêm đầu gối bao gồm:

  • Đau đầu gối và sưng.
  • Kẹt khớp gối.
  • Có tiếng lục cục trong khớp khi vận động.
  • Khi sụn chêm rách phát ra tiếng “nổ”.
  • Khó khăn trong vận động, đi lại.
  • Khó co duỗi khớp gối.
  • Khi ấn vào khe khớp gối có cảm giác đau nhức.

Khi có những dấu hiệu trên bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để các bác sĩ có thể can thiệp và xử lý kịp thời. Không nên chủ quan, bỏ mặc các cơn đau đầu gối.

Biến chứng của rách sụn chêm đầu gối

Tìm hiểu về rách sụn chêm đầu gối 3
Sụn chêm bị rách có thể gây đau nhức, hư hỏng khớp gối

Rách sụn chêm đầu gối nếu như không can thiệp và chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh như:

  • Teo cơ tứ đầu gối: Tình trạng đau nhức khớp gối kéo dài sẽ dẫn đến teo cơ.
  • Đau nhức khớp một cách dữ dội: Khi thực hiện các tư thế co duỗi thông thường, người bệnh dễ cảm thấy bị đau dữ dội.
  • Hư khớp gối: Sụn chêm bị hư hỏng sẽ dẫn đến tình trạng hư khớp gối.
  • Tổn thương lên các bộ phận khác: Sụn chêm hư hỏng dẫn đến nhiều các bệnh lý khác về xương khớp.

Phương pháp điều trị rách sụn chêm đầu gối

Tìm hiểu về rách sụn chêm đầu gối 4
Chữa trị bằng phương pháp nào, người bệnh cũng cần hạn chế vận động và nghỉ ngơi đủ 

Tùy vào tình trạng của người bệnh, hình thái rách, vị trí và kích thước vết rách mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau. Nếu trường hợp rách nhẹ, các vết rách có thể tự lành mà không cần can thiệp các phương pháp điều trị phức tạp. Còn nếu như nặng hơn, rơi vào trường hợp rách sụn chêm vô mạch, là trường hợp nghiêm trọng nhất và không có khả năng phục hồi thì các bác sĩ sẽ phải phẫu thuật, cắt bỏ đi phần sụn chêm rách. 

Cụ thể, rách sụn chêm đầu gối có 2 cách điều trị:

  • Không phẫu thuật: Với các trường hợp nhẹ, người bệnh nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh kết hợp sử dụng các loại thuốc chống viêm, giảm phù nề,... chườm đá, sử dụng đai nẹp bảo vệ gối, băng chun gối. 
  • Phẫu thuật: Phương pháp điều trị này các bác sĩ sẽ cắt một phần sụn chêm, sâu sụn chêm hoặc cắt toàn bộ sụn chêm.

Dù là điều trị bằng phương pháp nào thì người bệnh cũng cần phải hạn chế vận động, nghỉ ngơi đầy đủ. Khi sụn chêm đã phục hồi thì tập các bài tập vật lý trị liệu giúp khớp nhanh chóng hoạt động lại bình thường, có thể kết hợp sử dụng các thực phẩm chức năng, thuốc bổ xương khớp.

Trên đây là một vài thông tin về rách sụn chêm đầu gối nhà thuốc Long Châu tổng hợp đến bạn. Mong rằng bạn đã có cho mình những thông tin thật bổ ích.

Phương Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin