Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu về tác dụng phụ của thuốc giãn tĩnh mạch

Ngày 13/12/2023
Kích thước chữ

Suy giãn tĩnh mạch không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn và mất thẩm mỹ mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Để cải thiện tình trạng này, các bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc giãn tĩnh mạch. Vậy tác dụng phụ của thuốc giãn tĩnh mạch là gì?

Cũng giống như các loại thuốc điều trị bệnh khác, khi điều trị bằng thuốc giãn tĩnh mạch, người bệnh cũng có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn. Trước khi tìm hiểu tác dụng phụ của thuốc giãn tĩnh mạch, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch trước nhé.

Tổng quan về tình trạng suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị phình to, xoắn và biến dạng, nổi rõ ở dưới da, chủ yếu xảy ra ở chân bởi việc đi đứng sinh hoạt hàng ngày thường gây áp lực lên các tĩnh mạch chân.

Suy giãn tĩnh mạch có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến như:

  • Mang thai: Khi mang thai, khối lượng cơ thể gia tăng đáng kể đồng thời thai nhi nằm phía bụng trên sẽ gây ra áp lực không nhỏ lên phần chi dưới, đặc biệt ở những mẹ đã mang thai nhiều lần. Bên cạnh đó, mang thai cũng khiến cho nồng độ hormone trong cơ thể mẹ thay đổi và điều này là một trong những nguyên nhân làm suy yếu thành mạch.
  • Tuổi tác: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tuổi càng cao nguy cơ suy giãn tĩnh mạch càng cao. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do theo thời gian, cơ thể ngày càng suy yếu kéo theo đó các van tĩnh mạch cũng có xu hướng lão hoá dần.
  • Thừa cân, béo phì: Ở những người thừa cân béo phì, trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực lên chi dưới từ đó gây suy giãn tĩnh mạch.
  • Do lối sinh hoạt hoặc sinh hoạt: Do tính chất công việc thường xuyên phải ngồi hoặc đứng một chỗ, trong một thời gian lâu hoặc thường xuyên mang vác nặng hay ít vận động… đều sẽ khiến cho máu dồn nhiều xuống chi dưới. Lúc này, các van tĩnh mạch sẽ dễ bị tổn thương và khó lưu thông tuần hoàn máu do phải thường xuyên chịu áp lực quá lớn.
  • Di truyền: Trong gia đình có bất cứ thành viên nào đã bị suy giãn tĩnh mạch nói chung và tĩnh mạch chân nói riêng thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này ở thế hệ sau là rất cao.
Thuốc giãn tĩnh mạch và tác dụng phụ của thuốc giãn tĩnh mạch 1
Suy giãn tĩnh mạch xảy ra chủ yếu ở chân

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Mặc dù suy giãn tĩnh mạch không gây nguy hiểm đến tính mạng người mắc phải song lại khiến người bệnh khó chịu, đau đớn, từ đó ít nhiều cản trở sinh hoạt và vận động hàng ngày.

Mặt khác, suy giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ có thể khiến người bệnh gặp phải các biến chứng nghiêm trọng, cụ thể:

  • Hình thành cục máu đông trong lòng mạch, lâu dần sẽ gây tắc mạch ở nhiều vị trí trên cơ thể. Trong đó, tắc mạch phổi là nguy hiểm nhất. Lúc này, người bệnh có nguy cơ bị suy hô hấp và tử vong.
  • Xuất huyết và loét chân: Biến chứng này xảy ra khi các tính mạch bị giãn quá mức và bị vỡ khi va chạm hoặc chấn thương.
  • Trên da xuất hiện gân xanh nổi, viêm, đổi màu, lở loét, hay đôi khi người bệnh còn có thể bị nhiễm trùng.
Thuốc giãn tĩnh mạch và tác dụng phụ của thuốc giãn tĩnh mạch 2
Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không

Thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch

Khi phát hiện những triệu chứng bất thường cảnh báo suy giãn tĩnh mạch, việc đầu tiên người bệnh cần làm đó là đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Lúc này, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng các loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch mà chưa có sự chỉ định hay kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa. Việc dùng thuốc sai cách, sai loại thuốc, sai liều lượng không những không giúp tình trạng bệnh thuyên giảm mà còn có thể dẫn đến nhiều rủi ro sức khoẻ khác.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định để điều trị suy giãn tĩnh mạch, bạn đọc có thể tham khảo:

Bosflonboston 450mg

Bosflonboston 450mg là sản phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm Boston - Việt Nam. Với thành phần chính là diosmin và hesperidin, sản phẩm thuốc này được chỉ định dùng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch.

Cách sử dụng: Thuốc Bosflonboston 450mg được dùng bằng đường uống, uống cùng với bữa ăn. Về liều dùng, uống 2 viên/ngày, chia 2 lần sáng tối.

Hasanflon 500mg

Hasanflon 500mg là sản phẩm thuốc được sản xuất bởi công ty TNHH liên doanh Hansan - Dermapharm, có thành phần chính là hesperidin và diosmin. Đây là thuốc được dùng trong điều trị các triệu chứng liên quan đến suy giãn tĩnh mạch.

Cách dùng: Dùng đường uống, uống trong các bữa ăn với liều lượng là 1 viên/lần và 2 lần/ngày chia trưa tối.

Thuốc giãn tĩnh mạch và tác dụng phụ của thuốc giãn tĩnh mạch 3
Hasanflon 500mg là một trong những loại thuốc hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch

Dacolfort 500mg

Đây là sản phẩm thuốc được sản xuất bởi Dược Danapha, có thành phần chính là hesperidin và diosmin, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Dacolfort 500mg có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Cách dùng: Thuốc dùng đường uống, uống ngay sau bữa ăn với liều lượng 1 viên/lần, ngày uống 2 lần.

Henex 500mg Abbott

Là sản phẩm thuốc của Công ty Cổ phần Dược phẩm Glomed (Abbott), Henex 500mg được chỉ định sử dụng trong điều trị suy tĩnh mạch. Với thành phần chính là phân đoạn flavonoid, thuốc có tác dụng hỗ trợ cải thiện các dấu hiệu cũng như triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch như chuột rút về đêm, đau chân, nặng ở chân, phù chân,… hiệu quả.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, sử dụng uống cùng với bữa ăn.

Venpoten

Venpoten là thuốc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả, được bào chế dưới dạng viên nang, có xuất xứ New Zealand. Với thành phần chính là Rutin - chiết xuất hoa hoè, thuốc có tác dụng tăng tính bền thành mạch từ đó giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch do lão hoá.

Ngoài ra, Rutin còn có tác dụng kháng viêm và ngăn kết tập tiểu cầu, rất tốt cho người huyết áp cao, người có nguy cơ bị xuất huyết cấp tính do đứt mạch máu não hoặc viêm thận.

Tác dụng phụ của thuốc giãn tĩnh mạch

Trên thực tế, khi sử dụng thuốc giãn tĩnh mạch, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Vậy tác dụng phụ của thuốc giãn tĩnh mạch là gì?

Dưới đây là một số tác dụng phụ của thuốc giãn tĩnh mạch, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc giãn tĩnh mạch phải kể đến như: Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hoá, cụ thể là tiêu chảy hoặc khó tiêu, khó chịu, nhức đầu nhẹ, chóng mặt.
  • Các tác dụng phụ ít gặp: Viêm kết mạc, phát ban, ngứa hoặc mề đay,…
  • Phản ứng dị ứng với các biểu hiện như hắt hơi, chảy nước mũi, phát ban trên cơ thể, khó thở, sưng (mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng),...

Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu bạn gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào kể trên đây, hãy liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ y tế để có hướng khắc phục kịp thời.

Thuốc giãn tĩnh mạch và tác dụng phụ của thuốc giãn tĩnh mạch 4
Thông báo ngay với bác sĩ khi gặp phải tác dụng phụ của thuốc giãn tĩnh mạch

Trên đây là những thông tin cơ bản về thuốc giãn tĩnh mạch và tác dụng phụ của thuốc giãn tĩnh mạch mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc có thêm thật nhiều kiến thức sức khoẻ bổ ích. Cảm ơn quý độc giả đã luôn đồng hành và dõi theo Nhà thuốc Long Châu.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.