Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Gãy cổ xương đùi là gì? Phân loại gãy cổ xương đùi

Ngày 30/10/2022
Kích thước chữ

Gãy cổ xương đùi đối với người cao tuổi gần như là thảm họa kinh hoàng mà không một ai mong muốn. Ngoài khả năng điều trị thấp, gãy cổ xương đùi còn có nguy cơ để lại rất nhiều di chứng nặng nề đối với sức khỏe.

Tình trạng gãy cổ xương đùi là bệnh lý nặng, gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe người bệnh. Vậy gãy cổ xương đùi là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây để biết thêm thông tin về hiện tượng trên, bạn nhé. 

Tình trạng gãy cổ xương đùi là gì?

Gãy cổ xương đùi là tình trạng xương nằm ở vị trí giữa chỏm xương đùi và khối mấu chuyển xuất hiện dấu hiệu gãy, nứt, vỡ. Đây là hiện tượng rất phổ biến, đặc biệt xảy ra nhiều ở người cao tuổi. 

Gãy cổ xương đùi là gì Hình ảnh gãy cổ xương đùi

Tình trạng gãy cổ xương đùi là gãy xương nặng và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh vì khó điều trị dứt điểm, khả năng để lại di chứng nghiêm trọng khá cao. Cổ xương đùi có những đặc điểm như sau: 

  • Xương đùi là hệ thống xương lớn, cấu trúc gồm có 2 hệ thống xương riêng biệt là bè xương và bè quạt. Ở vị trí cổ xương đùi này có hệ cung nhọn mấu chuyển, nằm ở giữa bè quạt và bè xương, đây cũng là vị trí yếu nhất phần xương cổ đùi, dễ gãy và chịu tổn thương nặng nề nhất. 
  • Hệ thống mạch máu ở xương cổ đùi để nuôi dưỡng tế bào và vận chuyển dinh dưỡng tương đối nghèo nàn so với những bộ phận khác nên việc phục hồi sau khi gãy cổ xương đùi tương đối khó khăn. Ngoài ra, khi bị gãy gãy cổ xương đùi, những mạch máu này cũng bị tổn thương không nhỏ, dẫn đến nguy cơ hoại tử tăng cao.
  • Phần cổ xương đùi ở người nằm hoàn toàn bên trong của bao khớp nên khi có tình trạng bị gãy cổ xương đùi sẽ không làm xuất hiện khối máu tụ ở quanh vị trí gãy, can xương cũng rất hiếm gặp.
  • Cổ xương đùi khi bị gãy nhưng không có cách chăm sóc gãy cổ xương đùi thích hợp, khối máu tụ quanh bao khớp khiến cho áp lực tác động lên ổ khớp tăng lên, dẫn đến tổn thương hệ thống mạch máu nuôi dưỡng ổ khớp. 

Nguyên nhân phổ biến gây gãy cổ xương đùi 

Về nguyên nhân, gãy cổ xương đùi có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là người già, với những nguyên nhân sau đây:

Chấn thương trực tiếp lên cổ xương đùi: Nguyên nhân gây gãy cổ xương đùi đầu tiên có thể kể đến là do chấn thương trực tiếp. Khi bị té ngã, phần xương đập xuống tác động một lực rất lớn lên phần cổ xương đùi, dẫn đến gãy cổ xương đùi. Trường hợp này khá ít gặp và chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, người bị loãng xương hoặc người có hệ thống xương yếu. 

Chấn thương gián tiếp gây gãy cổ xương đùi: Lực tác động không trực tiếp vào phần cổ xương đùi mà tác động lên đầu gối, bàn chân,... khi đang trong tư thế khép đùi cũng tạo áp lực mạnh làm gãy cổ xương đùi. 

Bệnh lý: Một số bệnh lý về xương khớp cũng làm khả năng bị gãy gãy cổ xương đùi tăng cao hơn, có thể kể đến như loãng xương, ung thư xương, viêm xương, u xương,...

loãng xương làm tăng tỉ lệ gãy cổ xương đùi

Loãng xương là nguyên nhân gây tỷ lệ gãy cổ xương đùi tăng cao

Ở người cao tuổi, khi hệ thống xương khớp dần yếu ớt, xương giòn hơn và dễ gãy hơn nên có tỷ lệ bị gãy cổ xương đùi cao hơn nhiều so với các đối tượng, độ tuổi còn lại. Chỉ cần một chấn thương rất nhỏ ở người già thôi cũng có thể gây ra tình trạng gãy cổ xương đùi nghiêm trọng, để lại nhiều di chứng, thậm chí là đa chấn thương, chấn thương nặng. 

Biến chứng và di chứng mà gãy cổ xương đùi để lại 

Biến chứng gãy cổ xương đùi

Gãy cổ xương đùi ở người già được đánh giá là tình trạng gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt khó điều trị. Các biến chứng của gãy cổ xương đùi bao gồm cả những biến chứng cấp tính ngay sau khi xảy ra hiện tượng gãy cổ xương đùi và sau đó một thời gian. 

Biến chứng cấp tính: Các biến chứng cấp tính thường gặp nhất khi bị gãy cổ xương đùi được ghi nhận gồm có sốc mất máu, sốc do các cơn đau, tắc mạch mỡ do mỡ từ ổ gãy xâm nhập vào hệ tuần hoàn, nặng hơn nữa là gây nên các bệnh lý tim mạch, phổi, ảnh hưởng đến hô hấp của bệnh nhân và dẫn đến các cơn suy tim mất bù hoặc bệnh phổi cấp tính,... 

Biến chứng lâu dài: Biến chứng có thể xảy ra sau một thời gian dài nằm viện điều trị gãy cổ xương đùi có thể là bệnh huyết khối tĩnh mạch chân, tụ máu động mạch phổi, loét tỳ đè hoặc dấu hiệu nhiễm trùng, hoại tử, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy dinh dưỡng, teo cơ,...

Di chứng gãy cổ xương đùi 

Ngoài những biến chứng vô cùng nguy hiểm kể trên khi bị gãy cổ xương đùi, tình trạng này còn gây ra những di chứng nguy hại không kém đến sức khỏe, trong đó có hoại tử chỏm xương đùi.

Nguyên nhân dẫn đến dấu hiệu di chứng này là do các mạch máu bị tổn thương, tụ huyết dẫn đến mất tuần hoàn nuôi dưỡng chỏm xương, chất dinh dưỡng tái tạo không đủ để đáp ứng nhu cầu của xương nên dẫn đến hoại tử chỏm xương đùi. Cách chăm sóc gãy cổ xương đùi cũng có ảnh hưởng đến quá trình điều trị và gây nên di chứng sau này. 

Bên cạnh đó, di chứng thường gặp khác như những cơn đau đớn khó chịu cho người bệnh, biến dạng chi người bệnh và hạn chế nhiều mặt trong sinh hoạt, đời sống hàng ngày. 

gãy cổ xương đùi để lại nhiều di chứng trong sinh hoạt hằng ngày

Gãy cổ xương đùi để lại nhiều di chứng trong sinh hoạt hàng ngày

Phân loại tình trạng gãy cổ xương đùi

Hiện tượng gãy cổ xương đùi cũng có rất nhiều dạng, với các mức độ khác nhau. Việc phân loại gãy cổ xương đùi giúp cho bác sĩ chẩn đoán, thăm khám cũng như điều trị hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nắm rõ hơn về tình trạng của bản thân, từ đó có cách chăm sóc gãy cổ xương đùi thích hợp. 

Theo các chuyên gia, việc phân loại gãy cổ xương đùi được chia thành các cấp độ, phân loại theo Garden như sau: 

  • Cấp độ 1: Cổ xương đùi bị gãy có dạng cài vào nhau, các thớ xương quan sát được còn thẳng và đường gãy 1 vỏ xương.
  • Cấp độ 2: Cổ xương đùi xuất hiện dấu hiệu gãy cài không di lệch, các thớ xương trong trường hợp này vẫn thẳng và có 2 đường gãy vỏ xương.
  • Cấp độ 3: Là cấp độ xương gãy di lệch khép, các thớ xương nằm ngang.
  • Cấp độ 4: Cũng là cấp độ cuối cùng, các xương gãy có độ di lệch nhiều, đầu xương tự do trong ổ cối. 

Tình trạng gãy cổ xương đùi là bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi và có khả năng để lại rất nhiều biến chứng, di chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, cần có cách chăm sóc gãy cổ xương đùi phù hợp, khoa học, kết hợp với các biện pháp phòng ngừa gãy cổ xương đùi hiệu quả cho người lớn tuổi. 

Xem thêm:

Gãy xương đùi là gì? Nguyên nhân gây gãy xương đùi

Gãy xương đùi bao lâu thì lành? Lưu ý khi điều trị gãy xương đùi

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm