Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Căng cơ gân kheo là chấn thương khá phổ biến hiện nay và rất nguy hiểm, nếu bệnh nhân không can thiệp và điều trị kịp thời hoặc những phương pháp điều trị không mang lại hiệu quả thì có thể sẽ mất hoàn toàn khả năng vận động.
Căng cơ gân kheo hay còn gọi là chấn thương cơ gân kheo, “cơ kéo” là tình trạng cơ bị căng quá mức hoặc bị rách. Đây là loại chấn thương khá phổ biến bởi nó liên quan đến hoạt động chạy nhảy hoặc căng cơ do một hoạt động nào đó. Nếu nghiêm trọng, đôi chân của bạn sẽ không thể hoạt động sau chấn thương này. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu thật chi tiết về nguyên nhân và những lưu ý khi gặp phải loại chấn thương nguy hiểm này.
Cơ gân kheo là nhóm cơ ở mặt sau của đùi, có nhiệm vụ hỗ trợ trong việc hoạt động, thực hiện động tác gập gối (khuỵu gối xuống). Trong các hoạt động thể chất hoặc sinh hoạt hàng ngày, luyện tập thể thao không đúng kỹ thuật sẽ khiến cho nhóm cơ này căng cứng, gây nên tình trạng căng cơ gân kheo.
Thông thường, tình trạng căng cơ gân kheo có thể tự lành sau một thời gian nghỉ ngơi, tuy nhiên trong trường hợp quá nặng người bệnh có thể sẽ mất đi khả năng vận động. Mức độ nghiêm trọng của chấn thương này được chia như sau:
Các chấn thương cơ gân kheo phần lớn đều liên quan đến hoạt động chạy nhảy, nhất là khi người bệnh xuất phát với tốc độ cao hoặc đang chạy nhanh thì dừng lại đột ngột. Ở các hoạt động này, cơ gân kheo bị căng quá mức, dẫn đến chấn thương nếu tình trạng này kéo dài.
Không quen với cường độ tập luyện yoga cũng dẫn đến các chấn thương này. Các vận động viên các bộ môn thể thao cũng có nguy cơ gặp phải loại chấn thương này khá cao. Một vài các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ căng cơ gân kheo như:
Khi người bệnh bị căng cơ chân kheo, một vài các triệu chứng sẽ xuất hiện như:
Vì đây là một chấn thương nguy hiểm nên khi có dấu hiệu gặp phải chấn thương người bệnh cần ngay lập tức đến bệnh viện để các bác sĩ có thể can thiệp và điều trị kịp thời, tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra. Việc điều trị sẽ khác nhau tùy vào mức độ nặng, nhẹ của chấn thương. Trong khoảng thời gian điều trị, người bệnh sẽ cần:
Phòng bệnh thì vẫn hơn chữa bệnh, để không gặp phải chấn thương cơ gân kheo, ta nên chú ý một vài điều sau:
Chấn thương cơ gân kheo khá nguy hiểm nhưng vẫn có thể tự lành lại. Dù trong bất cứ trường hợp nào thì người bệnh cũng nên lưu ý nghỉ ngơi thật nhiều và tuân thủ theo các phác đồ điều trị của bác sĩ. Không tự ý chữa trị và khi gặp bất cứ vấn đề gì đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ của các y bác sĩ và những người có chuyên môn.
Trên đây là một vài thông tin về chấn thương cơ gân kheo hay căng cơ gân kheo mà Nhà thuốc Long Châu tổng hợp đến bạn đọc. Mong rằng bạn đã có thêm những thông tin, kiến thức về sức khỏe thật bổ ích.
Phương Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...