Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tinh hoàn nổi mụn cứng là gì? Nguyên nhân và biến chứng thường gặp

Ngày 21/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tinh hoàn nổi mụn cứng là tình trạng phổ biến ở nam giới, gây ra những lo lắng. Vậy nổi mụn cứng ở tinh hoàn là hiện tượng gì? Có phải là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm? Các vấn đề này sẽ được phần nào giải đáp qua bài viết dưới đây.

Tinh hoàn là bộ phận của một cơ quan sinh sản của nam giới. Việc xuất hiện những mụn cứng khiến nhiều nam giới lo lắng, tự ti. Vậy tinh hoàn nổi mụn cứng là gì? Nguyên nhân khiến xuất hiện tình trạng này là gì? 

Tinh hoàn nổi mụn cứng là gì?

Tinh hoàn là một cơ quan quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nam giới. Có chức năng sản xuất testosterone, một loại hormone nam đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển giới tính và sức khỏe sinh sản. Testosterone giúp nam giới phát triển cơ bắp, xương, râu và giọng nói trầm. Testosterone cũng giúp điều chỉnh ham muốn tình dục và chức năng cương dương.

Tinh hoàn nổi mụn cứng là tình trạng xuất hiện các nốt mụn hoặc khối u cứng ở tinh hoàn. Các mụn này có thể có màu đỏ, trắng hoặc nâu, kích thước từ nhỏ đến lớn, có thể gây đau hoặc không đau. Nếu bạn phát hiện mụn cứng ở tinh hoàn, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tinh hoàn nổi mụn cứng là gì? Nguyên nhân và biến chứng thường gặp 1
Tinh hoàn nổi mụn cứng là tình trạng xuất hiện các nốt mụn hoặc khối u cứng ở tinh hoàn

Vì sao tinh hoàn nổi mụn cứng?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mụn cứng ở tinh hoàn, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp.

Viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn có thể gây ra mụn cứng. Đây cũng là một trong những triệu chứng của bệnh viêm mào tinh hoàn. Tình trạng viêm nhiễm ở mào tinh hoàn, một ống dài nằm ở phía sau tinh hoàn. Mào tinh hoàn có chức năng lưu trữ tinh trùng. Viêm mào tinh hoàn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm, bị chấn thương tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn hoặc do các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, cũng có thể gây viêm mào tinh hoàn.

U tinh hoàn

Tình trạng tinh hoàn mọc mụn cứng có thể là dấu hiệu của u tinh hoàn. Khối u tinh hoàn lành tính thường không gây đau, nhưng khối u tinh hoàn ác tính có thể gây đau, sưng tinh hoàn, nổi mụn ở tinh hoàn. Khối u này có thể là do mắc bệnh quai bị, nhiễm trùng tinh hoàn hoặc do virus gây ra.

Khối u tinh hoàn thường có kích thước nhỏ, chứa nang dịch vàng hoặc nâu, bề mặt nhẵn và có lớp cơ. Khi sờ vào, khối u có thể không đau hoặc chỉ đau nhẹ. Tuy nhiên, khi khối u phát triển to hơn sẽ khiến người bệnh cảm thấy vướng víu, nặng nề vì tinh hoàn to hơn và lớp da chảy xệ. U tinh hoàn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý.

Mụn cứng do ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn là một loại ung thư hiếm gặp, nhưng nó là ung thư phổ biến thứ hai ở nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 35. Ung thư tinh hoàn thường bắt đầu trong các tế bào sản xuất tinh trùng. Các tế bào này bắt đầu phát triển và nhân lên một cách không kiểm soát, tạo thành khối u ác tính còn gọi là ung thư. Mụn cứng kèm đau nhức hay có các hạch ở tinh hoàn, bìu hoặc bẹn cũng là một dấu hiệu bệnh.

Ung thư tinh hoàn có thể được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Loại điều trị được sử dụng sẽ phụ thuộc vào giai đoạn và loại ung thư. Ung thư tinh hoàn có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Tinh hoàn nổi mụn cứng là gì? Nguyên nhân và biến chứng thường gặp 2
Ung thư tinh hoàn phổ biến thứ hai ở nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 35

Nang mào tinh hoàn

Nang mào tinh hoàn là túi chứa dịch hình thành ở mào tinh hoàn, một cơ quan nằm ở phía sau tinh hoàn. Mào tinh hoàn là một cấu trúc nằm ở phía sau tinh hoàn, có chức năng lưu trữ và vận chuyển tinh trùng. Nang mào tinh hoàn là một bệnh lành tính, nhưng nó có thể gây đau đớn và khó chịu. Nang mào tinh hoàn có thể được điều trị bằng phẫu thuật.

Các triệu chứng của nang mào tinh hoàn bao gồm:

  • Một cục cứng hoặc sưng ở tinh hoàn;
  • Đau tinh hoàn hoặc bìu;
  • Cảm giác nặng nề ở bìu;
  • Thay đổi hình dạng hoặc kích thước của tinh hoàn;
  • Nổi hạch ở háng hoặc bẹn;
  • Nang mào tinh hoàn thường không gây đau, nhưng đôi khi có thể gây đau nhẹ hoặc khó chịu. Kích thước của nang có thể thay đổi, từ vài milimet đến vài centimet.

Mụn cóc sinh dục

Mụn cóc sinh dục là tình trạng nhiễm virus HPV, thường lây truyền qua đường tình dục. Các nốt mụn cóc sinh dục có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả tinh hoàn. Một số nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng tinh hoàn nổi mụn cứng như phát ban nhiệt, tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, dị ứng bao cao su hay dung dịch vệ sinh,…

Các biến chứng nổi mụn cứng ở tinh hoàn

Tinh hoàn nổi mụn cứng là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh tiềm ẩn đối với tinh hoàn và sức khỏe nam giới, đặc biệt là ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của họ. Nếu tình trạng bệnh kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng như:

  • Bệnh không được điều trị sớm có thể dẫn đến mắc các bệnh như viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh, ung thư tinh hoàn... Bởi dễ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các yếu tố gây lại như vi khuẩn, virus, nấm.
  • Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn đối với nam giới do suy giảm về số lượng sản xuất tinh trùng và chất lượng tinh trùng.
  • Các ảnh hưởng tới chức năng sinh lý của nam giới, làm giảm ham muốn, yếu sinh lý.
  • Ngoài ra, đây còn là nguyên nhân làm ảnh hưởng tới tâm lý tự ti, ngại tiếp xúc, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động và chất lượng sống của nam giới.
Tinh hoàn nổi mụn cứng là gì? Nguyên nhân và biến chứng thường gặp 3
Nổi mụn cứng ở tinh hoàn có thể gây vô sinh ở nam giới 

Trên đây là một số thông tin về tình trạng tinh hoàn nổi mụn cứng ở nam giới, nếu bạn có các dấu hiệu trên cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm:

Một tinh hoàn có cục nhỏ rắn không đau là bị gì?

Nổi hạch ở tinh hoàn có bị làm sao không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm