Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 20: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 30/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 20 do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thiếu khoa học, do sự thay đổi hormone, do các bệnh lý bên trong hoặc những tác động từ bên ngoài... Tham khảo ngay bài viết sau để nắm được cách điều trị hiệu quả.

Hiện tượng rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 20 là vấn đề băn khoăn của nhiều chị em ở độ tuổi này. Vậy, nguyên nhân tại sao dẫn đến sự xuất hiện của tình trạng này và cách điều trị ra sao?

Nguyên nhân gây rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 20 

Sau tuổi 20, các dấu hiệu lão hóa sẽ dần xuất hiện, và rụng tóc là một trong những biểu hiện đầu tiên của quá trình này. Tóc thường bị rụng nhiều ở các vị trí như: Vùng trán, đỉnh đầu và vùng da đầu bị sẹo. 

Tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 20 - Nguyên nhân và cách điều trị 1 Rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 20

Hiện tượng rụng tóc ở nữ sau tuổi 20 do nhiều yếu tố tạo nên.

Do chế độ ăn kiêng 

Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, khi ở độ tuổi 20, vóc dáng và ngoại hình là những tiêu chuẩn mà chị em phụ nữ theo đuổi. Vì thế, để có thể diện những bộ cánh body bó sát, đồng nghĩa với việc các bạn nữ phải giảm chế độ dinh dưỡng xuống dưới mức trung bình, thậm chí là nhịn ăn. 

Nếu tình trạng này tiếp diễn trong một thời gian dài sẽ dẫn đến rụng tóc và nhiều bệnh lý. Do cơ thể không bổ sung đầy đủ protein, các nhóm vitamin và chất béo.

Căng thẳng, stress

Rời khỏi vòng tay của bố mẹ, cộng với áp lực công việc và vô số các thứ cần phải chi tiền… Điều này khiến nhiều chị em bị rơi vào tình trạng khủng hoảng, dẫn đến căng thẳng và stress

Lúc này, các dưỡng chất nuôi dưỡng chân tóc bị rối loạn, mất kiểm soát, gây nên tình trạng rụng tóc nhiều, thậm chí có nguy cơ hói đầu, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài.

Do sự thay đổi hormone

Đây cũng là một yếu tố quan trọng, quyết định tới sức khỏe cho mái tóc của bạn. Sự thay đổi hormone trong cơ thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: Sử dụng thuốc tránh thai, chế độ sinh hoạt thiếu dưỡng chất, không ngủ đủ giấc…

Khi nồng độ hormone bị thay đổi, cơ thể không kịp thích ứng, từ đó, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của mái tóc. Ngoài ra, việc rối loạn hormone còn khiến các lớp biểu bì của tóc suy yếu và dễ rụng hơn.

Tác động từ hóa chất bên ngoài

Hiện nay, làm đẹp đang là nhu cầu thiết yếu của nhiều nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, việc này cũng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu bạn không biết cách phục hồi tóc. 

Việc thay đổi kiểu tóc thường xuyên sẽ khiến cho các vảy keratin (vỏ bảo vệ bên ngoài của sợi tóc) và lớp lipid bị phá vỡ. Điều này làm cho các nang tóc bị teo lại, độ ẩm cung cấp cho tóc bị sụt giảm, dẫn đến tình trạng tóc bị xơ, cứng và gãy rụng hàng loạt.

Rụng tóc do bệnh lý da đầu

Ngoài các nguyên nhân rụng tóc ở nữ tuổi 20 bên trên, thì một số bệnh lý liên quan đến da đầu cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng rụng tóc ở giới trẻ hiện nay.

Tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 20 - Nguyên nhân và cách điều trị 2 Rụng tóc do ngứa ngáy, vảy nến

Một số bệnh lý về da đầu như vảy nến, viêm da tiết bã, viêm chân tóc… Tuy nhiên, các bệnh này, đều có một điểm chung là da đầu bị bong tróc, ngứa ngáy. Lâu dần sẽ dẫn đến chứng rối loạn điều tiết bã nhờn, gây hiện tượng dầu nhờn trên da và tóc. Nặng hơn, có thể làm cho tóc rụng từng mảng hoặc gây hói cục bộ.

Xem thêm: Tóc rụng nhiều là bệnh gì

Các cách ngăn ngừa tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 20 

Từ những nguyên nhân gây rụng tóc nhiều thì một số phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng này hiệu quả. 

Bổ sung dinh dưỡng giúp giảm rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 20 

Để việc phục hồi tóc được hiệu quả và nhanh chóng nhất thì việc cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày là vô cùng quan trọng. Bạn cần bổ sung các loại vitamin (Vitamin A, E, B, H) và khoáng chất (kẽm, sắt, omega-3…) cần thiết cho sự phát triển của các nang tóc. Từ đó, làm giảm thiểu tình trạng rụng tóc và kích thích mọc tóc, giúp bạn có một mái tóc mềm mượt và đen bóng.

Hạn chế làm tổn hại tóc từ các quá trình tạo kiểu

Theo các nghiên cứu của y khoa, việc sử dụng các kỹ thuật uốn, duỗi hay nhuộm tóc luôn có sự tác động từ hóa chất và nhiệt độ, gây vỡ cấu trúc bình thường của sợi tóc, khiến cho tóc trở khô xơ và dễ gãy rụng hơn. 

Mức độ hư tổn của tóc sẽ tùy thuộc vào từng dịch vụ tạo kiểu khác. Đặc biệt, tình trạng gãy rụng sẽ ngày càng gia tăng nếu bạn áp dụng quá nhiều phương pháp làm tóc cùng một lúc. Vì thế, nên sử dụng hóa chất tạo kiểu tóc đúng cách để có thể hạn chế những tổn thương cho mái tóc.

Tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 20 - Nguyên nhân và cách điều trị 3 Hạn chế việc tạo kiểu thường xuyên gây hại cho tóc

Nên thực hiện các dịch vụ uốn/duỗi/nhuộm tóc 6 tháng 1 lần và chỉ áp dụng 1 phương pháp tạo kiểu, nhằm hạn chế sự tác động của hóa chất lên tóc.

Lựa chọn những dòng sản phẩm rõ nguồn gốc, cơ sở làm tóc uy tín.

Thực hiện các liệu trình chăm sóc và phục hồi tóc, từ việc nuôi dưỡng các nang tóc từ bên trong, giúp kích thích mọc tóc và ngăn ngừa rụng tóc.

Ngăn ngừa rụng tóc bằng cách chăm sóc tóc và da đầu đúng cách

Chăm sóc và bảo vệ tóc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đặc biệt đối với các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, việc chăm sóc sao cho đúng cách và hiệu quả thì không phải ai cũng biết. 

  •  Không nên chải đầu khi tóc còn ướt: Nên dùng khăn xoa nhẹ đuôi tóc và để tóc tóc khô tự nhiên, sau khi gội đầu. Bởi, khi tóc ướt, chân tóc sẽ bị kéo căng do nước. Nếu bạn chải đầu ngay lúc này thì lực từ bàn chải sẽ tác động vào chân tóc, khiến chúng bị rụng. 
  • Hạn chế sử dụng máy sấy: Thông thì chị em phụ nữ có thói quen sấy, để làm khô tóc khô nhanh hơn. Tuy nhiên, việc thường xuyên sử dụng máy sấy ở nhiệt độ cao, dễ khiến tóc dễ bị khô và xơ cứng. 

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 20. Với bài viết trên đây, chung tôi hy vọng rằng, bạn sẽ tìm cho mình phương pháp chăm sóc tốt nhất dành cho mái tóc của mình.

Minh Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm