Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Mặc định
Lớn hơn
Tổ đỉa bội nhiễm là tình trạng tổn thương da mạn tính có nguồn gốc từ tổ đỉa thông thường do điều trị không kịp thời, đầy đủ. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng và để lại di chứng lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và đặc biệt là thẩm mỹ bên ngoài của người bệnh.
Vậy thực sự tổ đỉa bội nhiễm có biểu hiện và cách chữa trị như thế nào? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu những kiến thức ngay sau đây nhé.
Tổ đỉa là một dạng viêm da khá phổ biến do nấm gây ra, vùng da tổn thương hình thành các nốt mụn nước sâu khó vỡ, thường tập trung ở bàn tay, bàn chân, gây ngứa rất khó chịu. Tổ đỉa bội nhiễm là tình trạng tổ đỉa có vi khuẩn xâm nhập qua các vết xước (thường do gãi ngứa nhiều) trên da gây nhiễm khuẩn và xuất hiện mụn mủ.
Tổ đỉa bội nhiễm là một thể của bệnh tổ đỉa nói chung. Ngành y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ nhưng nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thì vẫn chưa biết rõ. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu, bệnh xảy ra có thể liên quan đến một số yếu tố sau:
Thường các biểu hiện không đặc trưng. Đa số những thay đổi bên ngoài da diễn ra âm thầm đến khi người bệnh tự nhận thấy vùng da bị tổ đỉa có hiện tượng bong tróc, có dịch hoặc chảy dịch và không có dấu hiệu hồi phục thì bệnh đã bước vào giai đoạn bội nhiễm.
Một số biểu hiện thường gặp:
Bệnh gây ngứa nhiều phải gãi làm các mụn nước tổ đỉa vỡ ra, vùng da bệnh lúc này dễ bị viêm nhiễm và hình thành mủ. Khi bội nhiễm nghiêm trọng, vùng da bệnh thường xuyên chảy nhiều dịch vàng và gây đau rát. Đây cũng chính là những dấu hiệu ban đầu tổ đỉa bị chàm hóa.
Tùy vào mức độ bội nhiễm mà người bệnh sẽ có các tiên lượng khác nhau. Nhìn chung, việc không được chẩn đoán và điều trị đúng sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với các nguy cơ:
Do vậy, người bệnh khi bị tổ đỉa bội nhiễm cần chủ động đi khám để được phát hiện và điều trị sớm.
Có nhiều phương pháp khác nhau dùng để chữa trị tổ đỉa như điều trị đông y hoặc tây y. Tuy nhiên, khi đã bị tổ đỉa bội nhiễm tốt nhất bệnh nhân cần nhận được sự thăm khám và điều trị của bác sĩ, bởi nếu tự điều trị không đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng khó lường.
Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng một số thuốc, cơ bản gồm kháng sinh bôi tại chỗ, thuốc kháng viêm, giảm ngứa, giảm đau. Ngoài ra, có thể có thuốc kháng nấm như ketoconazole, cotrimoxazole,… Tùy vào mức độ bội nhiễm mà liều lượng thuốc, đường dùng và thành phần thuốc phải dùng có thể khác nhau.
Như vậy, tổ đỉa không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng dẫn đến tổ đỉa bội nhiễm thì việc chữa trị sẽ vừa tốn nhiều thời gian, vừa phục hồi chậm hơn, thậm chí có thể đe dọa tính mạng khi có biến chứng nhiễm khuẩn huyết hoặc để lại những di chứng vĩnh viễn như sẹo gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Vì vậy, việc chữa trị kịp thời, đúng cách là hết sức quan trọng.
Hy vọng những chia sẻ trên đây từ Nhà Thuốc Long Châu đã giúp bạn có thêm được hiểu biết về tổ đỉa bội nhiễm để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bản thân.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.