Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thủy đậu là căn bệnh lây nhiễm không thể coi thường bởi chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ. Thủy đậu có thể để lại những vết sẹo xấu xí khắp cơ thể nếu không điều trị đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn 4 cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất tại nhà.
Là một trong những bệnh lây nhiễm phổ biến, thủy đậu rất dễ mắc và lây lan thành dịch nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Hầu hết các trường hợp mắc thủy đậu đều lành tính và có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu không chữa đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Ngay cả khi lành tính, những nốt mụn nước đáng ghét vẫn có thể để lại di chứng là những vết sẹo lõm theo người bệnh suốt đời. Vậy đâu là cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất và ít để lại sẹo?
Để tìm được cách chữa bệnh thuỷ đậu nhanh nhất, chúng ta cần nắm đầy đủ thông tin về căn bệnh này. Thủy đậu (trái rạ) rất quen thuộc nhưng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh có dấu hiệu tương đồng như sởi, rubella, sốt phát ban, tay chân miệng,... Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do sự xâm nhập và lây lan của virus Varicella-zoster (VZV). Virus thủy đậu có tốc độ lây lan rất nhanh nên nguy cơ bùng phát thành dịch thủy đậu trong cộng đồng là rất dễ xảy ra.
Con đường lây nhiễm chính của bệnh thủy đậu là từ người sang người thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc qua giọt bắn của người bị nhiễm bệnh trong lúc nói chuyện, ho, hắt hơi. Bệnh thủy đậu cũng có thể lây truyền gián tiếp thông qua tiếp xúc với các đồ vật có dính virus từ giọt bắn hay chất lỏng từ mụn nước của người bệnh.
Bệnh thủy đậu thường diễn biến qua 4 giai đoạn từ khi ủ bệnh, khởi phát, toàn phát đến khi hồi phục hoàn toàn. Trong mỗi giai đoạn, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Hiểu rõ những triệu chứng điển hình trong từng giai đoạn sẽ giúp bạn lựa chọn được cách chữa bệnh thủy đậu và hạn chế để lại sẹo.
Dưới đây là 4 giai đoạn thường gặp ở người bị thủy đậu:
Để tránh những biến chứng nguy hiểm của thủy đậu như nhiễm trùng huyết, mất nước, nhiễm khuẩn da, viêm phổi, viêm não, hội chứng Reye, hội chứng sốc độc, sẹo lõm,... người bệnh cần áp dụng những cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất dưới đây.
Để chữa bệnh thủy đậu đạt hiệu quả cao, người bệnh cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Hầu hết các trường hợp thủy đậu đều có thể chữa tại nhà bằng cách dùng thuốc điều trị theo triệu chứng như thuốc giảm đau, hạ sốt.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm thuốc kháng virus Acyclovir với liệu trình từ 5-7 ngày nhằm giảm mức độ nghiêm trọng và rút ngắn thời gian điều trị. Việc sử dụng cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất này sẽ được cân nhắc tùy vào độ tuổi, mức độ bệnh và thể trạng của người bệnh.
Sẹo lõm là nỗi ám ảnh của người bệnh thủy đậu. Để tránh tình trạng này người bệnh nên dùng thêm các loại thuốc bôi ngoài da có chứa thành phần Calamine, Nano bạc sẽ giúp giảm ngứa ngáy, tái tạo làn da giúp da nhanh lành và ngăn ngừa sẹo xấu.
Khi bị thủy đậu, người bệnh cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách tắm ấm kết hợp cùng baking soda hoặc bột yến mạch. Cách này có thể giúp dịu da, giảm ngứa và giảm viêm da hiệu quả.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể giảm sự khó chịu bằng cách chườm mát lên vùng da bị đau hoặc ngứa. Việc chườm mát nên thực hiện nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút và lặp lại nhiều lần.
Trong thời gian bị bệnh, ngoài các cách ở trên người bệnh cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường miễn dịch, hỗ trợ quá trình lành thương. Các vitamin và khoáng chất này có thể bổ sung thông qua chế độ ăn uống hoặc các loại thực phẩm chức năng.
Bên cạnh việc tuân thủ các cách chữa thủy đậu kể trên, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
Trên đây là thông tin bệnh lý và cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất. Hy vọng những gợi ý trên đây sẽ giúp bạn đọc trang bị đầy đủ kiến thức nhận biết, đồng thời có cách ứng phó kịp thời, tránh biến chứng khi không may mắc bệnh thủy đậu.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.