Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những ai cần tiến hành xét nghiệm lao phổi và những phương pháp xét nghiệm phổ biến hiện nay là gì? Tất cả thông tin chính sẽ có trong bài viết dưới đây.
Lao phổi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh chóng. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, vi khuẩn lao sẽ phát triển mạnh và phát sinh ra vô số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thậm chí gây tử vong. Do đó, việc phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Và để kết luận chính xác một người có bị lao phổi hay không thì buộc phải tiến hành xét nghiệm lao phổi.
Theo giới chuyên môn, những người có các biểu hiện của bệnh lao phổi thì cần được thực hiện xét nghiệm. Cụ thể:
Ngoài ra, những người sinh sống trong môi trường nghi ngờ có sự tồn tại của vi khuẩn lao, những người tiếp xúc với người mắc lao phổi, người mắc các bệnh nan y, bệnh phổi, bệnh tiểu đường,… và các bệnh gây suy giảm miễn dịch khác.
Một người khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc lao phổi và cần được tiến hành xét nghiệm thì sẽ tuân theo quy trình sau:
Trước tiên, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám, thu thập thông tin về tiền sử mắc bệnh, lý do thăm khám và các triệu chứng lao phổi mà bạn đang gặp phải. Bạn nên mô tả chính xác và chi tiết các vấn đề mình mắc phải để phục vụ cho quá trình thăm khám.
Tiếp đó, bác sĩ sẽ khám tổng quát cho bạn và yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm cơ bản như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.
Cuối cùng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm lao phổi chuyên sâu. Một số thủ thuật thường gặp đó là:
Phương pháp này được đánh giá là cho kết quả đáng tin cậy. Sau khi tiến hành chụp X–quang, bác sĩ sẽ dựa vào phin chụp để kết luận bạn có mắc lao phổi hay không.
Các hình ảnh X–quang chứng tỏ bạn đã mắc bệnh như: Xuất hiện các lao hang, có các đám mờ mờ trong phạm vi phổi, có các chấm nhỏ không đồng đều,…
Vi khuẩn lao có tính kháng acid, do đó khi thực hiện nhuộm soi acid thì có thể phát hiện được có sự tồn tại của vi khuẩn lao hay không.
Phương pháp xét nghiệm lao phổi này được đánh giá là đơn giản, dễ thực hiện thậm chí hoàn toàn có thể kiểm tra trong điều kiện hạn chế máy móc và mức chi phí khá tiết kiệm.
Tuy nhiên, nhuộm soi tiêu bản đờm cũng tồn tại nhược điểm đó là độ nhạy khá thấp nên cần được thực hiện nhiều lần để có kết quả chuẩn xác nhất.
Sau khi lấy mẫu dịch, sẽ tạo môi trường thuận lợi để nuôi cấy vi khuẩn lao. Nuôi cấy trong khoảng 2 – 6 tuần, nếu không thấy vi khuẩn tồn mọc thì có thể kết luận là không mắc bệnh và ngược lại.
Ưu điểm dễ dàng nhìn thấy của phương pháp này chính là định danh chính xác vi khuẩn lao, từ đó lên phác đồ điều trị chuẩn xác. Tuy nhiên, vì tốn thời gian nuôi cấy nên sẽ làm trì hoãn quá trình điều trị bệnh.
Các phương pháp xét nghiệm lao phổi khác có thể kể đến như: Xét nghiệm PCR, xét nghiệm TB,…
Các mẫu bệnh phẩm cần lấy để phục vụ cho quá trình xét nghiệm lao bao gồm: Dịch đờm, dịch họng, dịch màng phổi,….
Bạn không nên lo lắng trước – trong và sau khi xét nghiệm. Hãy tuân thủ các chỉ định, khuyến cáo của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không hút thuốc lá trong vài ngày trước khi đi xét nghiệm, ghi nhớ và mô tả đúng triệu chứng gặp phải để phục vụ cho quá trình điều trị.
Báo với bác sĩ tình hình sức khỏe, các bệnh đang mắc và các loại thuốc đang điều trị (nếu có) cũng như tình trạng dị ứng thuốc hay bất kỳ loại thực phẩm này.
Nên luyện tập thể dục thể thao, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại thực phẩm, món ăn tốt cho người bị lao phổi, giữ trạng thái tinh thần lạc quan, vui vẻ. Ngủ đủ giấc và đúng giờ, tránh bia rượu và các chất kích thích.
Vì phòng bệnh hơn chữa bệnh nên tốt hơn hết mỗi chúng ta nên có ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh lao phổi ngay từ hôm nay để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như của những người thân yêu xung quanh. Xét nghiệm lao phổi là cách duy nhất và chính xác nhất để xác định một người có bị mắc bệnh hay không, do đó bạn nên chủ động đi xét nghiệm ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh. Từ đó giúp việc điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất.
Lại Thảo
Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.