Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mặc dù không nguy hiểm đến sức khỏe những các vết loét do nhiệt miệng để lại ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh đang có con nhỏ có thể tham khảo 8 loại thuốc bôi nhiệt miệng cho bé dưới 1 tuổi sau đây để hỗ trợ giảm nhanh tình trạng nhiệt miệng ở trẻ.
Có thể thấy, nhiệt miệng là tình trạng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng. Nhiệt miệng gây ra cảm giác đau rát và khó chịu cho trẻ khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng và các hoạt động thường ngày khác. Chính vì thế, bố mẹ không nên để tình trạng nhiệt miệng kéo dài quá lâu, thay vào đó nên tìm cách làm dịu cơn đau bằng những loại thuốc bôi nhiệt miệng cho bé dưới 1 tuổi sau đây.
Nhiệt miệng hay nhiều người còn gọi là lở miệng, loét áp tơ, loét miệng… là một bệnh khá phổ biến, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Khi bị nhiệt miệng, khoang miệng sẽ bắt đầu xuất hiện các vết loét trắng hoặc đỏ ở vùng vòng miệng, môi trong, nướu hay lưỡi.
Nhiệt miệng ở trẻ em có thể chia làm 3 loại khác nhau:
Mouthpaste là một loại thuốc bôi nhiệt miệng cho bé dưới 1 tuổi ở dạng gel. Thuốc có tác dụng kháng viêm và giảm đau một cách nhanh chóng, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng lở loét ở vùng niêm mạc miệng, môi và nướu của trẻ.
Để sử dụng cho trẻ bị nhiệt miệng, bố mẹ lấy một lượng gel vừa phải bôi lên vùng nhiệt miệng. Lưu ý bôi thành lớp mỏng và tránh bôi diện rộng. Với Mouthpaste, bố mẹ có thể sử dụng cho trẻ từ 2 - 3 lần mỗi ngày, tuy nhiên, không được sử dụng liên tục trong 8 ngày. Khi sử dụng thuốc, trẻ có thể gặp một số phản ứng tại chỗ như: Ngứa rát, kích ứng, khô hay bị đỏ niêm mạc miệng.
Zytee Rb Gel là loại gel bôi nhiệt miệng cho trẻ em, có tác dụng giảm đau, giảm sưng và khó chịu nhanh tại vị trí vết loét do nhiệt miệng. Cơ chế giảm đau của Zytee là sử dụng hợp chất kháng khuẩn Benzalkonium chloride - hoạt động bằng cách ngăn chặn hormone prostaglandin giải phóng, đây là tác nhân gây đau cũng như sưng đỏ trong niêm mạc miệng.
Bôi một lượng vừa đủ và xoa nhẹ lên vùng niêm mạc bị viêm loét mỗi ngày từ 3 - 4 lần. Bố mẹ lưu ý, khi sử dụng trong một thời gian dài, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm: Mẩn đỏ, ngứa rát ở vị trí bôi thuốc, sưng mí mắt, nôn ói hay thậm chí co giật.
Oracortia là một loại thuốc bôi nhiệt miệng được bào chế dưới dạng thuốc mỡ. Thuốc có tác dụng giảm đau, giảm viêm tức thì tại các vết loét do nhiệt miệng.
Bôi một lượng thuốc vừa đủ lên vết nhiệt miệng. Tuy nhiên, để các thành phần của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn hay nước bọt, bác sĩ khuyến cáo nên bôi thuốc trước khi đi ngủ hoặc có thể bôi từ 2 - 3 lần/ngày sau ăn.
Lưu ý chỉ bôi thuốc tại vết loét miệng, tránh bôi diện rộng. Sử dụng thuốc trong thời gian dài, người dùng có thể gặp một số tác dụng phụ như: Rạn da, teo da, bị kích ứng, nổi phát ban và nhiễm trùng thứ phát. Tuyệt đối không sử dụng thuốc cho người bị nhiễm nấm, virus herpes, mụn trứng cá đỏ, loét hạch hay phụ nữ mang thai.
Kamistad Gel N là một loại thuốc bôi nhiệt miệng được đánh giá khá cao bởi công dụng giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn nhanh, đồng thời còn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng tại các mô tế bào bị tổn thương rất tốt.
Người dùng bôi thuốc lên vết nhiệt miệng và thoa đều, lưu ý hạn chế ăn uống hay súc miệng sau khi bôi thuốc. Có thể sử dụng thuốc trong từ 5 - 7 ngày và không bôi quá 3 lần/ngày. Liều dùng cho trẻ em nên bằng ½ so với người lớn. Tuy nhiên, sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Bỏng rát hay kích ứng niêm mạc miệng.
Taisho là thuốc bôi nhiệt miệng cho bé dưới 1 tuổi không mùi, không vị và có tác dụng làm lạnh nhanh các vết loét trong khoang miệng trẻ một cách hiệu quả và vô cùng an toàn. Kem Taisho giúp cải thiện các triệu chứng đau rát, sưng đỏ, khó chịu do nhiệt miệng gây ra. Đặc biệt, kem bôi nhiệt miệng này còn có tác dụng ngăn ngừa viêm, loét miệng tái phát ở trẻ.
Khi sử dụng, bố mẹ cần vệ sinh khoang miệng trẻ sạch sẽ, sử dụng một lượng kem vừa đủ bôi trực tiếp lên vết loét miệng từ 2 - 4 lần/ngày.
Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thuốc bôi nhiệt miệng cho bé thì tuyệt đối không nên bỏ qua Trinoline Oral Paste. Sản phẩm có công dụng chính là giảm các triệu chứng đau rát tức thời, có tác dụng làm lành nhanh chóng các vết loét do nhiệt miệng gây ra.
Người chăm sóc trẻ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ, đồng thời rửa tay sạch sẽ trước khi bôi bước. Sử dụng một lượng gel vừa đủ để thoa lên vùng niêm mạc bị tổn thương. Mỗi ngày có thể sử dụng thuốc cho trẻ từ 2 - 3 lần.
Orrepaste là một loại thuốc bôi hỗ trợ điều trị nhiệt miệng cho trẻ được bào chế dưới dạng gel. Thuốc có công dụng làm giảm đau, kháng viêm và đặc biệt có thể chống dị ứng nhanh chóng.
Thuốc nên được sử dụng trước khi đi ngủ sẽ có hiệu quả tốt hơn. Bôi từ 2 - 3 lần mỗi ngày, tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý sử dụng với liều lượng vừa phải, tránh bôi trên phạm vi rộng. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: Suy thận, rối loạn chuyển hóa glucid, viêm loét đường tiêu hóa, di hóa protein… Tuyệt đối không sử dụng Orrepaste cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người bị lao phổi, tiểu đường hay bệnh nhân viêm loét đường ruột.
Gel bôi nhiệt miệng SOS Mund Heli Gel chủ yếu được sử dụng cho trẻ trên 4 tuổi và cần có sự giám sát của bố mẹ. Sản phẩm có công dụng nổi bật là làm giảm nhanh các cơn đau rát, khó chịu, đồng thời thúc đẩy làm lành nhanh các vết loét miệng.
Bố mẹ cần vệ sinh khoang miệng bé và rửa tay sạch sẽ trước khi bôi thuốc cho trẻ. Sử dụng một lượng gel vừa đủ, bôi trực tiếp lên vết loét do nhiệt miệng gây ra. Có thể sử dụng từ 3 - 5 lần mỗi ngày.
Khi sử dụng các sản phẩm thuốc bôi nhiệt miệng cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý một số thông tin sau đây:
Trên đây là top 8 loại thuốc bôi nhiệt miệng cho bé dưới 1 tuổi an toàn và hiệu quả mà Nhà thuốc Long Châu tổng hợp gửi đến quý độc giả. Bố mẹ lưu ý, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho con, đừng quên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm sản phẩm, cũng như lắng nghe ý kiến và tư vấn của bác sĩ, nhân viên y tế hoặc người có chuyên môn để sử dụng đúng cách và hạn chế xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.