Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tiêu hóa/
  4. Loét tiêu hóa

Loét đường tiêu hóa ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và điều trị ra sao?

Thạc sĩ - Bác sĩMai Đại Đức Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Loét tiêu hóa là bệnh không khó để điều trị. Tuy nhiên, có một số trường hợp không điều trị dứt điểm sẽ làm bệnh tái đi tái lại nhiều lần, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng đến đường tiêu hóa và sức khỏe của bệnh nhân. Do vậy, tuân thủ việc điều trị theo lời dặn của bác sĩ và thường xuyên rèn luyện sức khỏe giúp bệnh nhân mau khỏi và tránh bệnh tái phát.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung loét tiêu hóa

Loét tiêu hóa là bệnh gì?

Loét tiêu hóa là tình trạng xuất hiện vết loét hở ở niêm mạc dạ dày hoặc phần trên của ruột non. Vết loét có thể hình thành do sự giảm tiết các yếu tố bảo vệ đường tiêu hóa, sự tăng tiết acid dạ dày hoặc sự tấn công của tác nhân bên ngoài (vi khuẩn H.pylori).

Loét tiêu hóa thường được chia làm 2 loại:

  • Loét dạ dày: Khi vết loét ở trên niêm mạc dạ dày, thường gây đau sau khi ăn.

  • Loét tá tràng: Khi vết loét xuất hiện ở phần đầu ruột non, thường đau lúc đói.

Triệu chứng loét tiêu hóa

Những dấu hiệu và triệu chứng của loét tiêu hóa

Loét tiêu hóa có thể thầm lặng hoặc gây nên các triệu chứng sau:

  • Đau rát hoặc khó chịu ở vùng thượng vị (giữa rốn và xương ức). Cơn đau có thể tồn tại trong vài phút đến vài giờ và có thể quay lại sau nhiều ngày hoặc nhiều tuần.

  • Cảm giác đầy bụng.

  • Ợ hơi, ợ chua.

  • Trào ngược acid dạ dày.

  • Chán ăn hoặc sụt cân.

  • Buồn nôn, nôn.

  • Phân sẫm màu hoặc có máu.

Tác động của loét tiêu hóa đối với sức khỏe

Loét tiêu hóa có thể thầm lặng hoặc có các triệu chứng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa như gây đau, ợ chua, trào ngược, buồn nôn… Nếu vết loét nghiêm trọng hơn, gây xuất huyết có thể sẽ dẫn đến thiếu máu.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh loét tiêu hóa

Một số vết loét dạ dày – tá tràng có thể tự lành nhưng dễ tái phát trở lại nếu không điều trị từ nguyên nhân gây bệnh.

Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, acid dạ dày có thể ăn mòn thành mạch máu trong dạ dày hoặc ruột non gây xuất huyết nội. Các vết loét lớn cũng có thể xuyên qua lớp niêm mạc và gây sưng tấy, tắc nghẽn do thức ăn không thể di chuyển từ dạ dày vào ruột non hoặc nguy hiểm hơn là gây nhiễm trùng khoang bụng.

Trong một số trường hợp, loét đường tiêu hóa do H.pylori không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân loét tiêu hóa

Nguyên nhân dẫn đến loét tiêu hóa

Vết loét hình thành khi dịch tiêu hóa làm tổn thương thành dạ dày hoặc ruột non (có thể do lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày quá ít hoặc dạ dày tiết quá nhiều acid gây loét). Các nguyên nhân chính có thể gồm:

  • Vi khuẩn Helicobacter pylori, có thể lây truyền từ người này sang người khác hoặc từ thức ăn, nước uống.

  • Tác dụng không mong muốn của các thuốc giảm đau (NSAID), đặc biệt nếu sử dụng thuốc này thường xuyên và trong thời gian dài.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh loét tiêu hóa

Loét đường tiêu hóa có nguy hiểm không?

Loét đường tiêu hóa có thể nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Biến chứng bao gồm xuất huyết, thủng dạ dày hoặc ruột, viêm phúc mạc, đe dọa đến tính mạng. Điều trị sớm và tuân thủ chỉ định giúp giảm nguy cơ biến chứng.

Thói quen nào dễ gây loét đường tiêu hóa?

Loét đường tiêu hóa có điều trị được không?

Loét đường tiêu hóa có tái phát không?

Loét đường tiêu hóa có di truyền không?

Hỏi đáp (0 bình luận)