Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Trám bít hố rãnh là gì? Các bước thực hiện trám bít hố rãnh

Ngày 23/03/2024
Kích thước chữ

Trám bít hố rãnh là một kỹ thuật được sử dụng để phòng ngừa bệnh sâu răng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bởi khu vực các hố rãnh là nơi thức ăn thường đọng lại, gây ra các mảng bám và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Để hiểu hơn về kỹ thuật này, hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ đang là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm bởi trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị sâu răng và các bệnh răng miệng nhất. Có thể bạn đã chăm sóc răng miệng cho con mình kỹ càng tại nhà như đánh răng 2 lần 1 ngày, súc miệng bằng nước muối, hạn chế đồ ngọt,... tuy nhiên răng trẻ vẫn có thể bị sâu. Một phương pháp khác mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo để phòng ngừa sâu răng hiệu quả cho trẻ đó là trám bít hố rãnh.

Tại sao sâu răng thường xuất hiện ở hố rãnh

Một chiếc răng cơ bản bao gồm: Thân răng và chân răng. Phần tủy răng được bao bọc bởi lớp men răng và ngà răng. Trên sàn nhai của răng, đặc biệt là răng hàm, thường có các hố và rãnh. Các hố và rãnh là vị trí sớm nhất mà sâu răng bắt đầu hình thành trên răng. Bạn có thể thấy các chấm hoặc đường đen ở sàn nhai răng hàm của trẻ.

Vì sao cần trám bít hố rãnh?1
Một chiếc răng bao gồm: Thân răng và chân răng

Theo một nghiên cứu dịch tễ học ở Hoa Kỳ, sâu răng có chức năng nhai ở trẻ em và thanh thiếu niên chiếm gần 60% tổng số ca sâu răng. Hình dạng hố rãnh bị phá vỡ từ rất sớm, khoảng 1/3 trẻ lớn từ 1-3 tuổi bị sâu răng và 67% tỷ lệ trẻ bị sâu ở phần mặt nhai. Ở răng vĩnh viễn, 65% số răng 6 ở trẻ 12 tuổi có sâu răng hoặc đã được trám răng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ hố răng của trẻ.

Sâu răng thường xuất hiện sớm ở hố và rãnh vì các lý do sau:

  • Do hình dáng nên dễ chứa đựng thức ăn và mảng bám. Bề mặt nhai có các rãnh (khe nứt) có thể sâu và hẹp khiến lông bàn chải đánh răng khó chạm tới hoặc gần như không thể chạm tới. Nếu không có chất trám khe nứt, những rãnh đó có thể trở thành nơi ẩn náu của thức ăn và mảng bám, tạo thành axit và bắt đầu sâu răng.
  • Lớp men răng của trẻ mới mọc chưa trưởng thành nên dễ sâu hơn và khả năng chống sâu răng kém. Khi răng trưởng thành, tính thấm của nó giảm đi do quá trình mất đi và tái khoáng hóa, răng sẽ trở nên bền và chắc khỏe hơn. Cho đến khi điều đó xảy ra, bạn cần bảo vệ răng mọc lên khỏe mạnh.

Tóm lại, bản chất răng nhạy cảm là răng có hố và rãnh sâu là những vị trí tích tụ thức ăn không thể làm sạch tuyệt đối bằng cách vệ sinh thông thường hàng ngày. Đây cũng là điểm khác biệt trong việc ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em và người lớn.

Bảo vệ răng bằng phương pháp trám bít hố rãnh

Trám bít hố rãnh là bịt các hố và rãnh của răng bằng một vật liệu nha khoa giúp ngăn thức ăn và mảng bám bám vào các hố và rãnh, từ đó ngăn ngừa sâu răng. Phương pháp này không gây đau đớn cho trẻ nhỏ, có thể thực hiện dễ dàng và có thể rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa sâu răng.

Vì sao cần trám bít hố rãnh?2
Trám bít hố rãnh là bịt các hố và rãnh của răng bằng một vật liệu nha khoa

Trám bít hố rãnh phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Thứ tự ưu tiên trám hố, rãnh như sau:

  • Đầu tiên là các răng hàm vĩnh viễn mới mọc (răng 6 và 7), đi kèm là các răng hàm nhỏ mới mọc, hố răng cửa vĩnh viễn và sau đó là các răng hàm sữa ở trẻ 3-4 tuổi.
  • Lưu ý: Trám rãnh chỉ được thực hiện tốt nhất trên men răng không bị sâu răng. Nếu men răng bị sâu thì giải pháp tối ưu nhất tiếp tục là trám răng.

Chất liệu để trám các hố rãnh là Sealant - một lớp phủ nhựa trong hoặc có màu, được bôi lên men răng để giúp ngăn ngừa sâu răng. Chất trám kín bảo vệ bề mặt men răng ở các hố và rãnh, đặc biệt là bề mặt nhai của men răng - những vị trí mà tình trạng sâu răng thường xảy ra ở trẻ em và người lớn. Chất bịt kín chảy vào tất cả các cấu trúc rãnh và đưa toàn bộ bề mặt răng trở nên phẳng, giúp việc làm sạch trở nên dễ dàng hơn cũng như ngăn chặn thức ăn bị mắc vào các rãnh đó. Hiện tại, không có bằng chứng y tế nào cho thấy chất liệu trám bít hố rãnh có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Các bước thực hiện trám bít hố rãnh

Đầu tiên, bác sĩ sẽ nghiên cứu để đánh giá và đưa ra các chỉ định phù hợp cho từng trẻ. Không phải tất cả men răng đều cần trám răng. Kỹ thuật trám bít hố rãnh cơ bản bạn có thể tham khảo:

  • Thứ nhất: Đánh bóng sàn trám bằng chổi và bột Bio, đảm bảo không còn mảng bám hay mảnh vụn thức ăn nào còn sót lại trong các rãnh. Do đó làm tăng khả năng bám dính của chất bịt kín bên cạnh việc tăng khả năng chống sâu răng.
  • Thứ hai: Dùng Etchinh men bôi lên sàn răng cần dán, che đi toàn bộ viền của chất trám. Tạo các vi lưu cơ học cho vật liệu này.
  • Thứ ba: Rửa sạch thật kỹ dưới nước trong 1-2 phút, đảm bảo loại bỏ hết etching, tạo điều kiện cho độ bám dính.
  • Thứ tư: Bơm sealant.
  • Thứ năm: Chiếu đèn trong 20 giây để sealant trám khe từ dạng lỏng đến cứng và bám chặt vào các rãnh sàn.

Trám bít hố rãnh là một trong những giải pháp tuyệt vời để phòng ngừa sâu răng hiện nay mà các bậc phụ huynh có thể an tâm lựa chọn cho con mình.

Vì sao cần trám bít hố rãnh?3
Trám bít hố rãnh phòng ngừa sâu răng hiệu quả

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về phương pháp trám bít hố rãnh và các bước thực hiện để phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Hy vọng với bài viết, bạn đã hiểu hơn về kỹ thuật này, đồng thời có thêm cho mình những kiến thức về việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Xem thêm: Trám răng mất bao lâu? Quy trình thực hiện trám răng

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin