Trào ngược dạ dày cũng gây những cơn đau rát ngực, liệu đây có phải dấu hiệu của bệnh đau tim hay không? Trào ngược dạ dày gây đau tim có đúng không? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này bạn nhé.
Trào ngược dạ dày liên quan mật thiết tới đau tim. Trào ngược dạ dày có liên quan mật thiết tới chứng đau tim
Trào ngược dạ dày - thực quản là bệnh do dư thừa acid dạ dày quá mức, khiến thức ăn cùng acid dịch vị và pepsin trào lên thực quản. Tình trạng trào ngược này gây đau rát phía sau xương ức, có thể kèm theo chứng đau ngực, ợ chua.
Tuy nhiên, chứng đau rát ngực do trào ngược dạ dày này cũng là dấu hiệu đặc trưng của chứng nhồi máu cơ tim và các bệnh đau tim. Đó là lí do khi nói, trào ngược dạ dày có liên quan mật thiết tới đau tim vì chúng đều có chung triệu chứng đau ngực, dấu hiệu báo động có thể có của cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm.
Vậy khi nào chứng đau ngực là do trào ngược dạ dày, khi nào là báo động nhồi máu cơ tim? Mỗi người cần biết phân biệt điều này vì nó đe dọa trực tiếp đến tính mạng chúng ta, đặc biệt là những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Khi nói trào ngược dạ dày gây đau tim là do chúng cũng gây những triệu chứng đau rát ở vùng ngực. Dưới đây là điểm khác nhau giữa 2 bệnh lý trào ngược dạ dày và đau thắt ngực do nhồi máu, đau tim:
Đau tim, nhồi máu cơ tim
Đau nhói, ngực bị đè nặng giống như bị ép, đâm, hoặc đau âm ỉ ở vùng giữa ngực;
Đau lan ra đến vai, cổ, cánh tay;
Nhịp tim không đều hoặc tăng nhanh;
Mồ hôi lạnh, buồn nôn, khó tiêu và đôi khi nôn mửa;
Khó thở, đầu óc quay cuồng, mệt mỏi và chóng mặt;
Các triệu chứng xuất hiện khi gắng sức hoặc căng thẳng cao.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Đau rát ngực bắt đầu ở xương ức và lan ra vùng tim;
Đau lan dần lên phía cổ họng nhưng không lan xuống vai, cổ, cánh tay;
Ợ, có vị thức ăn đẩy ngược lên miệng;
Miệng có vị đắng, chua ở cổ họng;
Đau nặng hơn khi nằm hay cúi gập người xuống;
Các triệu chứng xuất hiện sau một bữa ăn no hoặc ăn nhiều gia vị cay.
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày tăng nguy cơ đau tim
Không chỉ có triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh đau tim, thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày gây nguy cơ che giấu triệu chứng nhồi máu cơ tim, đồng thời gây vấn đề về tương tác thuốc.
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày tăng nguy cơ đau tim. Cụ thể, thuốc điều trị trào ngược dạ dày hàng đầu như thuốc ức chế bơm Proton esomeprazole ( như Nexium Mups 40mg), omeprazole (Prilosec, Zegerid)… để giảm tiết acid dạ dày hiệu quả.
Tuy nhiên, dựa theo các báo cáo lâm sàng về hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc ức chế bơm proton điều trị trào ngược dạ dày, dòng thuốc này tương tác với thuốc clopidogrel (thuốc chống đông dành cho bệnh nhân điều trị một số bệnh tim mạch) làm giảm hiệu quả ngừa đông máu, gây tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Mặc dù chưa có chứng minh nghiên cứu rõ ràng song mối lo ngại thuốc ức chế bơm proton làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim cũng là điều mà bệnh nhân cần lưu ý.
Khó để tránh sử dụng nhóm thuốc ức chế bơm proton trong điều trị, giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên để hạn chế phòng ngừa tác dụng phụ trào ngược dạ dày gây đau tim, bạn có thể hạn chế sử dụng thuốc ức chế bơm proton nếu thực sự không cần thiết hoặc trong trường hợp mắc trào ngược dạ dày nhẹ.
Tuy nhiên không tự ý cắt bỏ liệu trình thuốc điều trị trào ngược dạ dày mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ để cắt giảm lượng thuốc ức chế proton.
Mời bạn tham khảo sản phẩm thuốc trị trào ngược, loét dạ dày đang kinh doanh tại Nhà thuốc Long Châu:
Trào ngược dạ dày gây đau tim là hoàn toàn có thể xảy ra, do đó bệnh nhân đau tim cần lưu ý khi dùng thuốc trị trào ngược dạ dày.
Nguyễn Hồng