Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi: Nguyên nhân, cách xử lý

Ngày 06/08/2023
Kích thước chữ

Trào ngược dạ dày là vấn đề phổ biến trong hệ tiêu hóa, đặc biệt ở trẻ 2 tuổi. Nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng chế độ ăn uống của trẻ mà còn gây mệt mỏi, suy yếu cơ thể và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Điều này đặt ra nỗi lo lớn cho các bậc cha mẹ khi không rõ nguyên nhân và cách xử lý triệt để. Để hiểu rõ hơn, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về triệu chứng, nguyên nhân bé 2 tuổi bị trào ngược dạ dày và các biện pháp xử lý hiệu quả. 

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi nguyên nhân do đâu?

Trào ngược dạ dày thường là một vấn đề phổ biến ở trẻ 2 tuổi. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này, bao gồm cả các yếu tố sinh lý và bệnh lý.

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi: Nguyên nhân, cách xử lý  1
Tại sao trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày?

Trào ngược dạ dày do yếu tố sinh lý

Biểu hiện của trào ngược dạ dày do yếu tố sinh lý thường do trẻ thường xuyên nôn trớ sau khi ăn hoặc uống sữa. Tuy nhiên, thường thì tình trạng này không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, tự động giảm đi khi trẻ đạt khoảng 3 - 4 tuổi. Hầu hết trẻ vẫn có thể duy trì chế độ ăn uống bình thường và giữ cân nặng ổn định.

Một vài yếu tố sinh lý làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi bao gồm:

  • Hệ tiêu hóa chưa ổn định: Hệ tiêu hóa của trẻ 2 tuổi còn đang phát triển và dễ bị xáo trộn khi gặp các tác động bên ngoài. Trong một số trường hợp, dạ dày của trẻ có thể co bóp không đều, đẩy acid dịch vị lên thực quản.
  • Cơ vòng thực quản chưa hoàn chỉnh: Cơ quan này có chức năng mở và đóng để kiểm soát việc dịch vị lên và xuống. Nếu cơ vòng này chưa hoàn thiện thì việc kiểm soát có thể bị mất, dẫn đến hiện tượng trào ngược.
  • Vận động sau khi ăn: Đa phần trẻ 2 tuổi đã biết đi và thường có tính hiếu động. Việc chơi đùa ngay sau khi ăn có thể tạo áp lực lên hệ tiêu hóa, góp phần tăng nguy cơ trào ngược.
  • Uống sữa ở tư thế nằm: Nhiều trẻ 2 tuổi vẫn dùng bình sữa và thậm chí khi nằm. Thói quen này cũng có thể gây ra tình trạng nôn trớ và trào ngược.
  • Chế độ dinh dưỡng: Cách ăn uống cũng có thể góp phần vào tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi. Việc cho trẻ ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, ăn nhiều gia vị hoặc dùng sữa công thức không thích hợp cũng đều là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ trào ngược.
Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi: Nguyên nhân, cách xử lý 2
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý có thể gây trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi

Trào ngược dạ dày do bệnh lý

Ngoài các yếu tố sinh lý, trẻ 2 tuổi có khả năng bị trào ngược dạ dày do bị ảnh hưởng từ một số bệnh lý như: 

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Khi này, niêm mạc dạ dày và tá tràng của trẻ sẽ bị tổn thương. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hiện tượng trào ngược dạ dày do acid dịch vị và thức ăn có thể trào lên thực quản.
  • Thoát vị cơ hoành: Một số trường hợp do dị tật bẩm sinh, các cơ quan trong ổ bụng có thể "trồi" lên phía trên trong ngực. Nhờ các lỗ khuyết (thường là ở lỗ sau), acid dịch vị và thức ăn có thể dễ dàng trào lên thực quản.
  • Sa dạ dày: Khi đáy dạ dày nằm ở vị trí thấp hơn so với bình thường, điều này có thể gây ra khó khăn trong quá trình tiêu hóa. Sự thay đổi về vị trí này có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.

Những vấn đề bệnh lý này có thể góp phần vào việc xuất hiện triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi. Việc nhận biết và điều trị các vấn đề bệnh lý này sẽ giúp giảm nguy cơ trào ngược và bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ.

Làm sao để nhận biết trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày?

Việc nôn trớ ở trẻ 2 tuổi sau khi ăn vẫn có thể được coi là một biểu hiện bình thường. Tuy nhiên, khi nôn trớ đi kèm với những dấu hiệu khác, đây có thể là tín hiệu cho thấy trẻ có thể đang mắc phải tình trạng trào ngược dạ dày. Dưới đây là một số triệu chứng có thể giúp nhận biết bệnh:

  • Trẻ thường xuyên nôn sữa và thức ăn lớn ra ngoài kèm theo ợ hơi và nấc cụt.
  • Trẻ thường xuyên trở nên khó chịu, hay quấy khóc, đặc biệt là vào ban đêm khiến trẻ không thể ngủ sâu giấc.
  • Trẻ có biểu hiện lười ăn, phát triển chậm, hay thậm chí bị suy dinh dưỡng.
  • Trẻ thở khò khè, giọng điệu trở nên khàn, ho kéo dài và có thể kèm theo đau bụng.

Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện này, ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhằm tìm ra nguyên nhân gây nên các triệu chứng và kịp thời can thiệp chữa trị.

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi: Nguyên nhân, cách xử lý 3
Trẻ lười ăn có thể do tình trạng trào ngược dạ dày

Cách chăm sóc trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày

Hầu hết trường hợp trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi chủ yếu là do các yếu tố sinh lý. Điều này có nghĩa rằng việc đối phó với tình trạng này không quá phức tạp. Các mẹ có thể thực hiện điều chỉnh chế độ ăn uống cùng với một số biện pháp chăm sóc tại nhà như sau:

Massage vùng bụng cho trẻ

Massage vùng bụng là một biện pháp an toàn và được các bác sĩ khuyên dùng cho trẻ 2 tuổi. Mục đích của việc xoa bóp bụng là để làm cho cơ hoành hoạt động tốt hơn. Đồng thời, việc massage cũng kích thích hoạt động của dạ dày và giúp cơ hoành thực quản hoạt động linh hoạt hơn.

Trước khi bắt đầu massage, hãy thoa một ít dầu oliu hoặc dầu dừa lên vùng bụng của trẻ. Sau đó, sử dụng bàn tay và ngón tay để thực hiện các động tác xoa bóp theo hình tròn trên bụng của trẻ một cách nhẹ nhàng và massage trong khoảng thời gian từ 5 - 10 phút mỗi ngày. Lưu ý rằng không nên thực hiện massage ngay sau khi trẻ ăn hoặc khi trẻ còn no.

Sử dụng gối chống trào ngược

Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi thường xuất hiện vào ban đêm, kể cả trong lúc ngủ. Điều này xuất phát từ việc cơ hoành thực quản và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Vì vậy, việc sử dụng gối chống trào ngược có thể hỗ trợ ngăn ngừa triệu chứng trào ngược cho trẻ khi ngủ. Gối chống trào ngược có tác dụng nâng cao vị trí của thực quản và cổ họng so với dạ dày, từ đó giảm thiểu tình trạng trào ngược.

Khi chọn gối chống trào ngược cho trẻ 2 tuổi, bạn nên chọn loại có độ nghiêng khoảng từ 15 - 20 độ, làm từ chất liệu tốt và mềm mại để trẻ cảm thấy thoải mái khi sử dụng.

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi: Nguyên nhân, cách xử lý 4
Sử dụng gối chống trào ngược dạ dày cho trẻ

Xây dựng chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt khoa học 

Xây dựng chế độ ăn uống một cách hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Vì vậy, quý phụ huynh cần chú ý đến những điều sau:

  • Không nên cho trẻ ăn quá no hay quá nhiều trong một bữa ăn.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm dầu mỡ và chứa nhiều chất béo.
  • Cần tránh sử dụng các loại đồ uống như socola, nước sốt cà chua, quýt...
  • Nếu trẻ bị nôn trớ, hãy ngừng ăn trong vài phút rồi súc miệng. Sau đó đợi trẻ ổn hơn rồi mới tiếp tục cho ăn.
  • Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi, không tham gia hoạt động quá mạnh sau khi ăn.
  • Kê gối cao cho trẻ khi ngủ, đảm bảo trẻ ngủ đúng giờ và đủ thời gian.

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể tham khảo một số sản phẩm thuốc trào ngược dạ dày cho bé 2 tuổi dưới sự tư vấn của dược sĩ, bác sĩ. Tuy nhiên, để có phương pháp điều trị hiệu quả, quý phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Mong rằng những thông tin trên đã cung cấp đủ thông tin chi tiết về bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi, hy vọng ba mẹ đã nắm được nguyên nhân, hậu quả, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả cho trẻ 2 tuổi.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin