Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe/
  4. Tin y dược

Trào ngược họng thanh quản có nguy hiểm không?

Ngày 23/02/2024
Kích thước chữ

Trào ngược họng thanh quản là một bệnh lý khá nguy hiểm vì bệnh diễn tiến âm thầm và có triệu chứng tương tự như các bệnh đường hô hấp khác nên dễ gây nhầm lẫn. Tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này sẽ giúp bạn tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trào ngược họng – thanh quản (Laryngopharyngeal reflux – LPR) là một bệnh lý trong đó acid từ dạ dày di chuyển ngược lên qua thực quản, gây tổn thương ở vùng họng – thanh quản.  Vậy trào ngược họng thanh quản có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm thông tin về trào ngược họng thanh quản qua bài viết dưới đây.

Trào ngược họng thanh quản là gì?

Trào ngược họng thanh quản (LPR – Laryngopharyngeal Reflux) là một tình trạng mà acid và pepsin từ dạ dày bị trào ngược lên vùng thanh quản, họng, thực quản hoặc một số cơ quan hô hấp khác. Đây thường là kết quả của việc dịch vị hoặc thực phẩm từ dạ dày trào ngược lên các phần trên của đường tiêu hóa. Bệnh lý này thường không gây ra triệu chứng cụ thể hoặc có thể gây ra những triệu chứng không rõ ràng, do đó còn được gọi là trào ngược thầm lặng.

Mặc dù không có triệu chứng rõ ràng, trào ngược họng thanh quản có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm tại vùng thanh quản, dẫn đến tình trạng đau, khó nuốt và cảm giác nặng nề tại vùng họng. Khi tình trạng này diễn ra kéo dài, nó còn có thể gây ra các vấn đề khác như viêm loét hoặc tổn thương tại vùng họng – thanh quản.

Một số tên gọi khác cho trào ngược họng thanh quản bao gồm viêm thanh quản sau hoặc viêm thanh quản trào ngược, nhấn mạnh vào tình trạng viêm nhiễm mà bệnh lý này có thể gây ra tại vùng thanh quản.

Trào ngược họng thanh quản thường được chẩn đoán thông qua quá trình lâm sàng và kiểm tra hình ảnh như endoscopy hoặc kiểm tra pH thực quản. Điều trị thường bao gồm việc điều chỉnh lối sống, thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng thuốc giảm axit hoặc thuốc kháng histamin để giảm triệu chứng và ngăn chặn sự tái phát của bệnh lý. Trong một số trường hợp nặng, có thể cần phẫu thuật để phục hồi tổn thương tại vùng họng – thanh quản.

Trào ngược họng thanh quản có nguy hiểm không?-1
Trào ngược họng thanh quản là gì?

Dấu hiệu bạn đang bị trào ngược họng thanh quản

Như tên gọi của nó, trào ngược họng thanh quản thầm lặng thường không có nhiều triệu chứng rõ ràng như ợ chua, khó tiêu hoặc cảm giác nóng rát. Tuy nhiên, một số triệu chứng có thể xuất hiện, bao gồm:

  • Cảm giác ngứa họng, vướng họng (Globus): Đa số những người mắc trào ngược thầm lặng cảm thấy như có một vật gì đó vướng đọng trong họng, giống như cảm giác có sợi tóc, u bướu hoặc dị vật bị mắc kẹt. Triệu chứng này thường xuất hiện khi nuốt nước bọt.
  • Tằng hắng kéo dài: Tằng hắng kéo dài có thể gây tổn thương cho dây thanh âm theo thời gian, dẫn đến rối loạn âm thanh và giọng nói.
  • Khàn giọng vào buổi sáng, giọng yếu: Người mắc trào ngược họng thanh quản thường gặp khó khăn trong việc thở, giọng nói yếu đuối do acid hoặc pepsin trào ngược gây viêm phù và sưng huyết trong thanh quản.
  • Ho mãn tính: Thường là ho khan kéo dài vài tuần, đôi khi kéo dài lâu hơn và dễ gây nhầm lẫn với các triệu chứng ho do các vấn đề bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.
  • Trào ngược thường xảy ra vào ban ngày: Trào ngược thầm lặng hay xảy ra khi người đang nằm hoặc cúi người xuống sau khi ăn, khác với trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hay xảy ra vào ban đêm.

Nguyên nhân dẫn đến trào ngược họng thanh quản

Cơ thắt thực quản chính là cơ quan bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi sự trào ngược của thức ăn và acid từ dạ dày lên phần trên của đường tiêu hóa, bao gồm thực quản, họng và thanh quản. Chức năng chính của cơ thắt thực quản là hoạt động như một cửa van một chiều, chỉ cho phép thức ăn di chuyển từ thực quản xuống dạ dày mà không cho phép nó trào ngược lên trên.

Khi cơ vòng thực quản suy yếu hoặc không hoạt động đúng cách, thức ăn và acid dễ dàng trào ngược lên thực quản, họng và thanh quản. Hiện tượng trào ngược này có thể gây tổn thương niêm mạc của vùng họng và thanh quản do sự tiếp xúc trực tiếp với acid và enzym từ dạ dày. Sự tiếp xúc kéo dài với acid có thể dẫn đến việc phát triển viêm, loét và thậm chí là biến đổi tự nhiên của niêm mạc, gây ra các triệu chứng như đau, khó chịu và khó khăn khi nuốt.

Khác với trào ngược dạ dày thực quản (GERD), trào ngược họng thanh quản không gây tổn thương cho cơ vòng thực quản, do đó không gây ra các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng hay khó tiêu. Tuy nhiên, việc tiếp xúc liên tục với acid có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác tại vùng họng và thanh quản, đặc biệt nếu không được điều trị kịp thời.

Do đó, việc hiểu rõ về cơ thắt thực quản và tác động của trào ngược họng thanh quản là rất quan trọng để nhận biết và điều trị bệnh lý này một cách hiệu quả và kịp thời.

Trào ngược họng thanh quản có nguy hiểm không?-2
Nguyên nhân dẫn đến trào ngược họng thanh quản

Chẩn đoán trào ngược họng thanh quản

Quá trình chẩn đoán trào ngược họng thanh quản thường bắt đầu bằng việc đánh giá các triệu chứng khó chịu mà bệnh nhân đang trải qua và quan sát các biểu hiện sưng phù nề ở phía sau họng trong quá trình khám bác sĩ. Trong nhiều trường hợp, các xét nghiệm phức tạp không cần thiết và bác sĩ có thể dựa vào dấu hiệu lâm sàng để đưa ra chẩn đoán.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp mà triệu chứng không rõ ràng hoặc bệnh nhân có yêu cầu, bác sĩ có thể quyết định tiến hành một số xét nghiệm bổ sung như sau:

  • Nội soi họng – thanh quản và nội soi dạ dày – thực quản: Qua quá trình nội soi, bác sĩ sẽ sử dụng một ống mỏng và linh hoạt để kiểm tra quan sát kĩ vùng họng, thanh quản, dạ dày và thực quản. Quá trình này giúp phát hiện những bất thường, viêm nhiễm hoặc tổn thương trong các cơ quan liên quan.
  • Chụp X-quang có uống Barium (phương pháp hiện nay ít được sử dụng): Bệnh nhân được yêu cầu uống một chất chứa Barium trước khi chụp X-quang. Barium sẽ tạo ra hình ảnh rõ nét về cấu trúc của họng, thanh quản và dạ dày trong hình ảnh X-quang.
  • Test pH kiểm tra pH dạ dày: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định nuốt một ống có đầu bóng được gắn cảm biến pH. Quá trình này giúp đo mức độ acid bên trong dạ dày và xác định xem có hiện tượng trào ngược acid dạ dày hay không.
  • Test HP (H.pylori): Đây là một test được sử dụng để xác định có sự hiện diện của vi khuẩn HP trong dạ dày. Vi khuẩn này có thể gây viêm loét dạ dày và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
Trào ngược họng thanh quản có nguy hiểm không?-3
Chẩn đoán trào ngược họng thanh quản bằng cách nội soi họng-thanh quản

Điều trị trào ngược họng thanh quản

Các cách để điều trị bệnh trào ngược họng thanh quản bao gồm:

Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt

Việc thay đổi thói quen ăn uống và giờ giấc sinh hoạt sẽ giúp cải thiện tình trạng trào ngược họng thanh quản

  • Tránh các loại đồ uống như trà, cà phê, rượu, nước ngọt có gas và nước ép trái cây chua.
  • Hạn chế trái cây chua như cam, bưởi, nho và dâu.
  • Tránh thức ăn nhiều mỡ và đồ chiên.
  • Hạn chế sử dụng nhiều ớt và tiêu.
  • Tránh vị bạc hà (mù tạt).
  • Cẩn thận khi ăn các sản phẩm cà chua như sốt, tương ớt và pizza.
  • Hạn chế sử dụng socola trong chế độ ăn uống.
  • Tránh cúi người về phía trước, nằm hoặc đi ngủ ngay sau ăn.
  • Chia nhỏ thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không ăn quá no.
  • Trước khi đi ngủ 2 tiếng không nên ăn gì.
  • Nhai kỹ thức ăn và ăn chậm.
  • Uống nước trong khi ăn.
  • Sử dụng kẹo cao su không phải vị bạc hà sau khi ăn.
  • Uống nhiều nước, sữa và nước thảo mộc như hoa cúc và bí đao.

Thay đổi trong lối sống sinh hoạt

Một số thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng:

  • Cai thuốc lá nếu bạn là người hút thuốc.
  • Nằm ngủ nên gối đầu cao hơn 15-20cm so với cơ thể.
  • Kiểm soát cân nặng.
  • Tránh mặc quần áo quá chật và nới rộng dây lưng.

Điều trị bằng thuốc

Một số thuốc được sử dụng trong điều trị trào ngược họng thanh quản như:

  • Thuốc giảm tiết acid dịch vị: Omeprazol, Esomeprazol, Pantoprazol hoặc thuốc kháng Histamin H2 như Cimetidin, Ranitidin…
  • Các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, trung hòa acid dịch vị: Sucralfat, Maalox
  • Thuốc chống nôn: Domperidon, Haloperidol,...
Trào ngược họng thanh quản có nguy hiểm không?-4
Trào ngược họng thanh quản có thể được điều trị bằng việc thay đổi lối sống

Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật

Phương pháp này được chỉ định nếu bệnh nhân ở độ tuổi còn trẻ, không còn đáp ứng với điều trị bằng thuốc hoặc đã thay đổi, điều chỉnh lối sống, hoặc phụ thuộc vào thuốc.

Việc sử dụng thuốc và quyết định phẫu thuật cần căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng và mức độ của bệnh, do đó cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

Trào ngược họng thanh quản có gây nguy hiểm không?

Triệu chứng của trào ngược họng thanh quản dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác của đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng mãn tính, dẫn đến sự chủ quan của người bệnh. Nếu không kiểm soát được triệu chứng trào ngược họng thanh quản kịp thời, có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho hầu họng và thanh quản, tăng nguy cơ các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến mà trẻ em và người trưởng thành có thể gặp phải khi bị trào ngược họng thanh quản:

Biến chứng ở trẻ em

  • Viêm phổi;
  • Ho mãn tính;
  • Viêm thanh quản hoặc tái phát;
  • Khàn tiếng;
  • Rối loạn hô hấp;
  • Rối loạn khoang miệng;
  • Chậm phát triển.

Biến chứng ở người trưởng thành

  • Tổn thương phần mô lót thực quản, thanh quản và phần cổ họng, gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống;
  • Viêm loét thực quản;
  • Viêm phổi;
  • Viêm phế quản;
  • Hen suyễn;
  • Ung thư vòm họng.

Để tránh những biến chứng và tác hại của bệnh lý trào ngược họng thanh quản, việc chẩn đoán và điều trị kịp thời rất quan trọng. Nếu bạn hoặc người thân của bạn có triệu chứng của trào ngược thanh quản, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị hợp lý.

Trào ngược họng thanh quản có nguy hiểm không?-5
Trào ngược họng thanh quản có gây nguy hiểm không?

Mặc dù bệnh trào ngược họng thanh quản không đe dọa đến tính mạng của người bệnh, nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày và có thể gây giảm sút hiệu quả làm việc. Vì vậy, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của trào ngược họng thanh quản như đã được đề cập trước đó, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng và tiếp nhận liệu pháp tích cực cho tình trạng này.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin