Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường?

Ngày 19/09/2023
Kích thước chữ

Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường? Khi nào cha mẹ cần lưu ý sức khỏe của bé khi đi ngoài nhiều lần? Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

Trẻ 2 tháng tuổi là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Trong thời kỳ này, bé đang dần thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ, đồng thời bắt đầu tập làm quen với tự hấp thụ chất dinh dưỡng và loại bỏ cặn bã ra ngoài thông qua hệ tiêu hóa của mình. Bởi thế, trong thời gian này, trẻ nhỏ sẽ đi ngoài nhiều lần trong ngày và có thể bị lầm tưởng mắc chứng rối loạn tiêu hóa. Chính vì vậy, việc biết rõ trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường sẽ giúp mẹ có cơ sở đối chiếu và theo dõi sức khỏe của bé.

Màu sắc và tính chất phân của trẻ 2 tháng tuổi như thế nào là tốt?

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ nhỏ đang dần bắt đầu ổn định hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện hoàn toàn. Do đó, tần suất đi ngoài của trẻ 2 tháng tuổi sẽ còn thất thường, có thể đi ngoài nhiều lần trong một ngày hoặc đi ngoài rất ít.

Màu sắc phân của trẻ là một đặc điểm quan trọng để phản ánh tình trạng của hệ tiêu hóa của trẻ. Màu sắc phân phụ thuộc vào loại sữa mà trẻ 2 tháng tuổi được nuôi dưỡng:

Phân của trẻ bú sữa mẹ

Phân của những bé bú sữa mẹ thường có màu vàng nhẹ hoặc hơi xanh. Phân hơi sệt và đặc mịn, giống như kem, nhưng đôi khi có thể lỏng như phân tiêu chảy. Trong phân có thể xuất hiện các cặn bọt li ti, nhưng nó vẫn được xem là bình thường, không phải bệnh lý.

Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là sức khỏe ổn định 1
Màu sắc phân của trẻ là một đặc điểm quan trọng để phản ánh tình trạng của hệ tiêu hóa của trẻ

Nếu phân của bé có màu xanh nhạt và xuất hiện bọt trong tã, có thể bé đã bú quá nhiều sữa trước (loại sữa có hàm lượng calo thấp và thường ra trước khi bé mới bú) và bú không đủ lượng sữa sau (loại sữa có nhiều chất béo hơn), hoặc đơn giản là bé không được bú đủ lượng sữa theo nhu cầu của mình.

Phân của trẻ bú sữa công thức

Phân của bé uống sữa công thức thường sẽ nhão, giống như bơ đậu phộng. Phân sẽ có các màu sắc khác nhau như nâu sậm, nâu vàng, nâu xanh. Mùi khá hăng hơn so với phân của trẻ bú sữa mẹ.

Trong một vài trường hợp hệ thống tiêu hóa của trẻ 2 tháng tuổi có thể chưa hoạt động tốt nên phân đôi khi sẽ loãng hoặc có màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, nếu bé không có sốt hoặc quấy khóc thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Vì cơ thể của trẻ vẫn đang phát triển bình thường và việc đi ngoài không nhất thiết phải đồng đều.

Bình thường trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày?

Thông thường, trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày? Tần suất đi ngoài của trẻ 2 tháng tuổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng. Việc hiểu rõ về những yếu tố này sẽ giúp nhiều cha mẹ tự tin hơn trong việc chăm sóc trẻ nhỏ nhà mình.

Số lần đi ngoài của trẻ 2 tháng tuổi bú sữa mẹ

Trẻ 2 tháng tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn thường sẽ đi ngoài từ 2 - 3 lần/ngày. Tần suất này có thể kéo dài đến khi bé tròn 3 - 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lo lắng trong trường hợp bé đi ngoài nhiều hơn, thậm chí 4 - 5 lần một ngày, miễn là bé vẫn sự tỉnh táo, không bị sốt cao, hoặc quấy khóc không lý do.

Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là sức khỏe ổn định 2
Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày? Số lần đi ngoài của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Tần suất đi ngoài của trẻ 2 tháng tuổi bú sữa công thức

Ở trẻ 2 tháng tuổi bú sữa công thức hoàn toàn, số lần đi ngoài thường sẽ ít hơn bú sữa mẹ, khoảng 1 - 2 lần/ngày. Phân của bé thường dẻo và đặc, có mùi hăng hơn so với phân của trẻ bú sữa mẹ. Điều quan trọng bạn cần lưu ý là trẻ bú sữa công thức sẽ dễ bị táo bón hơn so với trẻ bú sữa mẹ, và đôi khi trẻ có thể không đi ngoài cả ngày. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm vì đây không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe.

Khi nào trẻ đi ngoài nhiều lần là bất thường?

Việc theo dõi các biểu hiện đi ngoài của trẻ là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của bé. Dưới đây là một số biểu hiện đi ngoài của trẻ được xem là bất thường mà cha mẹ cần lưu ý:

Trẻ bị tiêu chảy

Khi trẻ bị tiêu chảy, phân của bé thường có những đặc điểm sau:

  • Lỏng nước;
  • Số lần đi tiểu nhiều hơn so với bình thường;
  • Số lượng phân tăng lên đáng kể.

Bé đi ngoài phân lỏng hơn 2 ngày, số lần đi ngoài vượt quá mức kể trên hoặc bé đi ngoài nhiều lần đi kèm với các triệu chứng như:

Tiêu chảy có thể là dấu hiệu của một loạt vấn đề sức khỏe, bao gồm nhiễm khuẩn, viêm nhiễm đường tiêu hóa hoặc các vấn đề dinh dưỡng. Nếu trẻ bị tiêu chảy, thì bạn nên đưa trẻ đi khám sớm để đảm bảo rằng bé được điều trị kịp thời.

Trẻ bị táo bón

Táo bón xảy ra khi trẻ không đi ngoài quá ít, hoặc trong vòng 3 – 5 ngày mới đi ngoài 1 lần hoặc khi phân có các đặc điểm sau:

  • Nhỏ như phân thỏ;
  • Vón cục, khô, cứng, khiến bé đi ngoài rất khó khăn, mệt mỏi và hay quấy khóc;
  • Bụng sưng to, trướng bụng, đau tức;
  • Phân có lẫn máu hoặc nếu nứt hậu môn, trẻ có thể đi ngoài ra máu tươi. Nếu tình trạng bé đi ngoài ra máu tươi xuất hiện hơn 2 lần, bạn nên đưa bé đi khám.

Táo bón có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm chế độ dinh dưỡng, uống ít nước, hoặc các vấn đề về hệ tiêu hóa. Nếu trẻ bị táo bón thì bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân, và được hướng dẫn về cách điều trị phù hợp.

Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là sức khỏe ổn định 3
Cha mẹ nên đưa bé đi khám khi trẻ đi ngoài nhiều lần, kèm theo phân lỏng và các triệu chứng khác

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được thắc mắc trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày. Tóm lại, tần suất đi ngoài của trẻ 2 tháng tuổi có thể biến đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Điều quan trọng nhất là bạn cần chú ý theo dõi sự phát triển tổng thể của bé, và không nên lo lắng quá nhiều khi chưa có các dấu hiệu bất thường. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về tình trạng sức khỏe của bé, thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn, và đảm bảo sự an tâm cho bé.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin