Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Y học cổ truyền tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Cơ - Xương - Khớp và lĩnh vực Xét nghiệm.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thường trẻ 5 tháng bị tiêu chảy là bởi các nguyên nhân như nhiễm trùng đường ruột, nhiễm virus Rota, hệ tiêu hóa trẻ không dung nạp lactose hoặc nhạy cảm với các thực phẩm có trong sữa mẹ, bữa ăn hàng ngày. Nếu sớm xác định được rõ nguyên nhân sẽ giúp mẹ có cách chăm sóc bé tốt hơn.
Các mẹ cần lưu ý rằng trẻ 5 tháng bị tiêu chảy rất dễ mất nước do đi vệ sinh thường xuyên, do đó chúng ta cần lưu ý bù nước đầy đủ cho con. Nhờ đó cũng tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Việc trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần không có nghĩa là bé bị tiêu chảy, bởi số lần các bé đi ngoài thường nhiều hơn so với người lớn 1 - 2 lần. Trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ dưới 3 tháng tuổi vẫn đi ngoài từ 2 - 5 lần mỗi ngày. Còn trẻ trên 6 tháng đi ngoài 1 - 2 lần/ngày là hoàn toàn bình thường.
Việc của các bậc phụ huynh là phải quan sát màu sắc và kết cấu phân để có nhận định chính xác. Bé nào hấp thu sữa mẹ sẽ đi ngoài thường xuyên hơn, sau mỗi lần bú phân thường rất mềm, lỏng, không nặng mùi. Và những trẻ uống sữa công thức thì phân sẽ đặc hơn và nặng mùi hơn so với trẻ bú mẹ.
Có lẽ nhiều người sẽ thấy vô cùng khó khăn khi muốn xác định trẻ 5 tháng bị tiêu chảy hay không, khi mà phân của con thường ở dạng lỏng. Có một số mẹo cho chúng ta để dễ dàng nhận biết sớm:
Để đối phó với tình trạng trẻ 5 tháng bị tiêu chảy, điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm chính là đảm bảo con không bị mất nước. Trong quá trình chăm sóc có rất nhiều điều mà các bậc phụ huynh phải lưu ý. Chẳng hạn như để tránh mất nước mẹ cần cho con bú nhiều hơn để bù vào lượng nước đã mất.
Ngoài ra sau mỗi lần đi ngoài hãy cho trẻ uống thêm khoảng 50 - 100ml nước điện giải Oresol. Trước khi cho con bú và sau khi thay tã, nhất là trong giai đoạn trẻ sơ sinh bị tiêu chảy này, chúng ta phải luôn giữ vệ sinh cho cả mẹ và con sạch sẽ. Lưu ý thường xuyên thay tã lót để không phát sinh thêm vi khuẩn. Đặc biệt chúng ta đề phòng tiêu chảy nặng có thể dẫn tới chứng tiêu chảy cấp vô cùng nguy hiểm, bé có thể bị suy thận, suy hô hấp hay thậm chí là tử vong.
Trong quá trình sinh hoạt mẹ hãy để ý theo dõi số lần đi ngoài, số lượng phân, màu phân, khả năng uống bù nước và ăn uống của trẻ. Để ý để sớm phát hiện có những dấu hiệu mất nước thì kịp thời đưa con đi bệnh viện (mắt trũng, da tái xanh…). Trong thời gian này mẹ cũng phải tiếp tục cho bé bú và không cần kiêng khem quá mức.
Nếu chưa con đi khám thì các phụ huynh tuyệt đối không được dùng những loại thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ 5 tháng. Bởi những loại thuốc này làm giảm đi nhu động ruột, liệt ruột và làm phân không thể thải ra ngoài trong khi con vẫn tiêu chảy. Hơn nữa phân ứ lại trong ruột còn gây nguy hiểm tính mạng bé.
Dù bệnh các bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến nhưng rất khó khăn nếu muốn chữa dứt điểm. Có một số dấu hiệu kèm theo với tiêu chảy là:
Hy vọng thông qua bài viết kể trên các bậc phụ huynh đã biết cách xử lý như thế nào khi trẻ 5 tháng bị tiêu chảy. Ngoài ra cần lưu ý rằng bệnh tiêu chảy lây qua đường phân - miệng nên chúng ta phải giữ vệ sinh ăn uống nếu muốn phòng ngừa. Đồng thời tuyệt đối không cho bé bò lên sàn nhà hoặc ngậm tay, ngậm đồ chơi nhé.
Rotavirus, bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella typhi và bệnh tả là những nguyên nhân phổ biến có thể gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ, nhưng nay đã có thể phòng ngừa hiệu quả nhờ vắc xin. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp dịch vụ tiêm chủng an toàn, nhằm mục tiêu phòng chống các bệnh truyền nhiễm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trẻ em tại Trung tâm có thể được tiêm các loại vắc xin thiết yếu như vắc xin ngừa Rotavirus để giảm nguy cơ tiêu chảy nặng, vắc xin ngừa thương hàn để bảo vệ trước vi khuẩn Salmonella typhi, và vắc xin ngừa bệnh tả nhằm ngăn ngừa lây lan qua đường tiêu hóa.
Thạc sĩ - Bác sĩTrần Thị Mỹ Linh
Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Y học cổ truyền tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Cơ - Xương - Khớp và lĩnh vực Xét nghiệm.