Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tiêu chảy ra máu - hiện tượng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm!

Ngày 17/07/2020
Kích thước chữ

Tiêu chảy ra máu, đi ngoài ra máu là triệu chứng phổ biến và có thể gặp phải ở mọi đối tượng. Tuy nhiên bạn không nên lơ là hiện tượng này vì đây là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Tiêu chảy ra máu không phải là hiện tượng hiếm gặp. Đó có thể là biểu hiện của chứng táo bón bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: xuất huyết tiêu hóa, viêm dạ dày, ung thư...

Tiêu chảy ra máu - hiện tượng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm!Tiêu chảy ra máu - hiện tượng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm!

Hiện tượng tiêu chảy ra máu

Tiêu chảy ra máu là hiện tượng trong phân có lẫn máu hoặc tiêu chảy ra máu cuối bãi. Tiêu chảy ra máu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi, thậm chí là thâm đen. Biểu hiện của máu lẫn trong phân tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân gây tiêu chảy ra máu

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể gây chảy máu khi tiêu chảy. Đây là căn bệnh khá phổ biến và có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ có thể là do: rặn mạnh trong lúc đi vệ sinh, ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, táo bón mãn tính, stress, tiêu chảy kéo dài, ăn ít chất xơ, béo phì, phụ nữ có thai...

Cải thiện tình trạng bệnh trĩ bằng cách ăn nhiều rau củ quả, ngâm nước ấm, điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật loại bỏ trĩ

Rò ống tiêu hóa

Giữa hậu môn và da hoặc hậu môn và trực tràng có thể xuất hiện các lỗ rò, được gọi là rò ống tiêu hóa. Tình trạng này có thể khiến rò máu ra khỏi cơ thể khiến phân có lẫn máu.

Các vết nứt

Tiêu chảy ra máu cũng có thể xuất hiện khi có các vết nứt do các mô của hậu môn, trực tràng hay ruột kết bị rách dẫn đến chảy máu.

Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm tốt cho tiêu hóa như chất xơ và các chất có tác dụng làm mềm phân. Nếu tình trạng nặng, bệnh nhân cần phải phẫu thuật.

Viêm túi thừa

Túi thừa là một túi nhỏ phồng lên từ thành ruột kết. Túi thừa có thể xuất hiện suốt đại tràng và đặc biệt phổ biến ở đoạn gần cuối bên trái đại tràng, được gọi là đại tràng sigma.

Túi thừa thường gặp ở những người ăn ít rau củ quả, thực phẩm cung cấp chất xơ. Túi thừa chảy máu khiến phân có lẫn máu. Tình trạng này có thể tự ngưng, bị gián đoạn hoặc kéo dài liên tục. Trường hợp viêm túi thừa nặng cần phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.

Tiêu chảy ra máu - hiện tượng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm! 2Viêm túi thừa cũng là nguyên nhân khiến bạn bị tiêu chảy ra máu.

Viêm đại tràng trực tràng

Đường cuối của ống tiêu hóa được gọi là đại tràng. Trong đó, phần cuối của đại tràng gần hậu môn là trực tràng. Viêm đại tràng, viêm trực tràng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ra máu.

Nguyên nhân gây viêm trực tràng và viêm đại tràng gồm:

  • Nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng
  • Mắc hội chứng ruột kích thích
  • Mắc bệnh Crohn
  • Ảnh hưởng của điều trị xạ trị, hóa trị
  • Táo bón
  • Uống nhiều rượu bia

Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột có thể khiến phân có lẫn máu và các chất nhầy. Viêm dạ dày ruột thường do nhiễm khuẩn. Bệnh cần được điều trị bằng cách bù chất lỏng, dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus...

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Quan hệ tình dục qua hậu môn có rất nhiều tác hại, trong đó có tăng nguy cơ viêm hậu môn, viêm trực tràng dẫn đến chảy máu.

Tùy theo nguyên nhân do vi khuẩn, nấm hay virus mà người bệnh cần phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống virus, chống nấm tương ứng.

Sa trực tràng

Người cao tuổi có nguy cơ sa trực tràng lớn hơn người trẻ. Sa trực tràng gây tiêu chảy ra máu đau bụng dưới. Bệnh cần được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Polyp

Polyp do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột kết hình thành, đây là những khối u lồi vào trong lòng ruột kết. Nếu polyp xuất hiện ở lớp lót của đại trực tràng sẽ gây kích ứng, viêm và chảy máu.

Ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng

Tiêu chảy ra máu có thể là biểu hiện của ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng, do ung thư ảnh hưởng đến ruột già hoặc trực tràng, gây viêm hoặc kích ứng dẫn đến chảy máu. Nhiều trường hợp bị ung thư do polyp phát triển.

Tiêu chảy ra máu khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Tiêu chảy ra máu có thể là biểu hiện thông thường và không cần phải điều trị. Nhưng nếu tiêu chảy ra máu với lượng máu nhiều, kéo dài hoặc gây đau đớn thì cần đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Người bệnh cần đi khám khi có các dấu hiệu:

  • Tiêu chảy ra máu kéo dài hơn 2 tuần
  • Trẻ nhỏ tiêu chảy ra phân đẫm máu
  • Người mệt mỏi
  • Sức khỏe suy giảm
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Đau bụng, sưng bụng
  • Tiêu chảy kèm sốt
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Sờ thấy cục khối nổi lên trong bụng
  • Hình dạng và kết cấu phân thay đổi bất thường kéo dài hơn 3 tuần
  • Đi cầu hoặc đi tiểu không kiểm soát.

Đi ngoài ra máu có thể phát hiện được bằng mắt thường khi tình trạng đã diễn biến nặng. Trên thực tế, tiêu chảy ra phân có lẫn máu có thể đã diễn ra từ lâu nhưng với lượng ít khiến bạn không để ý, thậm chí là rất khó quan sát bằng mắt thường. Do đó, những người có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng nên thực hiện xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân.

Tiêu chảy ra máu - hiện tượng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm! 3Đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được tham khám và chữa trị kịp thời.

Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân là một trong những xét nghiệm quan trọng và hiệu quả trong sàng lọc ung thư đại trực tràng. Trước khi thực hiện xét nghiệm, bệnh nhân cần tránh ăn các thực phẩm như: chuối, củ cải, cá trích, thực phẩm giàu vitamin C...

Nếu kết quả bất thường, bác sĩ có thể chỉ định thêm một vài phương pháp khác như: nội soi, chụp khung đại tràng, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, siêu âm.

Tiêu chảy ra máu là hiện tượng cảnh báo cho bạn những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu thấy cơ thể xuất hiện tình trạng này, bạn cần đến ngay bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để được thăm khám, xét nghiệm và điều trị thích hợp nhất.

Xem thêm:

Bảo Hân

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.