Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng có thể bị chuột rút. Trẻ bị chuột rút đáng lo ngại hơn người lớn bị chuột rút nên ba mẹ cần chú ý theo dõi kỹ.
Ở tuổi đang lớn, trẻ rất hay bị chuột rút nhất là chuột rút chân gây đau bắp chân. Đây có thể chỉ là hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của trẻ mà ba mẹ cần đặc biệt lưu tâm.
Tình trạng chuột rút thường xuất hiện đột ngột, không hề báo trước và gây đau thắt ở các cơ bắp. Trẻ nhỏ bị chuột rút thường sẽ cảm thấy đau đớn nhiều hơn so với người lớn. Mặc dù trẻ bị chuột rút không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để tránh bé bị khó chịu kéo dài, ba mẹ cần nắm rõ về chứng bệnh này và có biện pháp xử lý phù hợp.
Chuột rút là nỗi đau bàng hoàng khó diễn tả mà các cơ của bé phải trải qua sau quá trình vận động mạnh. Hơn nữa khi bé vận động dưới thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến tình trạng chuột rút xảy ra thường xuyên hơn.
Thông thường tình trạng chuột rút ở trẻ nhỏ không quá đáng quan ngại. Trong trường hợp nguyên nhân chuột rút do vận động mạnh, ngồi sai tư thế hoặc thiếu hụt dưỡng chất thì dễ dàng khắc phục hơn. Bên cạnh đó chuột rút cũng có thể là dấu hiệu nhận biết sớm một số căn bệnh xương khớp nguy hiểm. Do đó để chắc chắn hơn, ba mẹ cần theo dõi diễn biến chuột rút và hỏi bé về cảm nhận các cơn đau để phán đoán nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị đúng.
Ba mẹ không nên quá lo lắng, hãy giữ tinh thần thoải mái để cùng con vượt qua tình trạng khó khăn hiện thời. Khi trẻ bị chuột rút phần đa sẽ tỏ ra vô cùng sợ hãi, lúc này ba mẹ cần bên cạnh để chấn an tinh thần và giúp bé vượt qua cơn đau cơ dễ dàng hơn.
Trẻ bị chuột rút trong khi ngủ là tình trạng bình thường nhất là ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân có thể do rối loạn chức năng não tạm thời do vỏ não chưa phát triển hoàn thiện. Do đó các hoạt động chân tay của trẻ sơ sinh bị kiểm soát kém. Khi bé lớn hơn lên, sự phát triển của vỏ não trưởng thành và khả năng điều khiến tay chân tốt hơn, triệu chứng chuột rút sẽ giảm đáng kể.
Nếu bé bị chuột rút do kích thích của ngoại cảnh bên ngoài khiến toàn thân run rẩy thì điều này là bình thường. Mẹ chỉ cần tạo không gian yên tĩnh và không gây tiếng động đột ngột khi bé ngủ là được.
Nếu con yêu bị chuột rút thường xuyên và tăng cường độ ở lần tiếp theo. Lúc này hãy đưa bé đến bệnh viện gặp bác sĩ để thăm khám. Nhưng trước khi đến bác sĩ, hãy thực hiện các bước sơ cứu cho bé dưới đây:
Ngoài ra, nếu trẻ hay bị chuột rút hãy cho con tắm nước ấm để thư giãn bắp thịt. Trẻ nên đạp xe khoảng 5 - 10 phút trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó nếu thường xuyên bị chuột rút chân hãy cho bé đeo tất áp lực để tránh nguy cơ ứ đọng máu ở tĩnh mạch chân.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé yêu bị chuột rút chân, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
Để chăm sóc cho trẻ bị chuột rút, ba mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần giữ thái độ bình tĩnh tránh hoảng loạn và ghi nhớ những điều như sau:
Trẻ bị chuột rút nếu không thường xuyên và mức độ nhẹ thì ba mẹ không cần quá lo lắng. Hãy cho bé nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng và bổ sung thêm các khoáng chất có lợi cho sức khỏe là đủ. Trong trường hợp tình trạng chuột rút diễn ra thường xuyên tăng cường độ và mức độ hãy đưa con yêu đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị dứt điểm sớm.
Nguyễn Khuyên
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.