Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ bị ngứa về đêm là trình trạng trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu khắp cơ thể, đặc biệt là ở một số vùng như cánh tay, chân, lưng, bụng và cổ, có thể kèm theo các nốt mẩn đỏ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Ngứa về đêm khiến trẻ quấy khóc, ngủ không ngon giấc. Đây là nỗi lo của các bậc làm cha làm mẹ. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa về đêm? Làm thế nào để khắc phục? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Trẻ bị ngứa về đêm là trình trạng trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu khắp cơ thể, đặc biệt là ở một số vùng như cánh tay, chân, lưng, bụng và cổ vào ban đêm, có thể kèm theo các nốt mẩn đỏ. Khi ngứa, trẻ có hành động gãi nhiều kể cả khi đang ngủ, trẻ quấy khóc, khó chịu vì bị ngứa.
Sau một thời gian, ba mẹ có thể nhận thấy da của trẻ bị trầy xước, chảy máu do gãi nhiều, xuất hiện các vết sưng đỏ, mụn nước, các mảng da có vảy,... Nếu để lâu, không được điều trị hợp lý, da của trẻ có thể bị tổn thương và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và học tập thường ngày.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa về đêm:
Côn trùng đốt: Khi bị các loại côn trùng cắn như muỗi, kiến, rệp,... các độc tố của chúng kết hợp với phản ứng bảo vệ của cơ thể khiến trẻ sinh ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Các vết cắn này thường tăng cảm giác ngứa khi về đêm.
Dị ứng thời tiết: Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là các giai đoạn giao mùa, thời tiết hanh khô khiến da trẻ dễ bị khô, nứt nẻ gây ngứa.
Dị ứng nước hoa, phấn hoa, mỹ phẩm, hóa chất: Da của trẻ khá mỏng manh và rất nhạy cảm. Do đó, trẻ rất dễ bị dị ứng với các chất kích thích như phấn hoa, hóa chất độc hại, nước hoa, mỹ phẩm, các chất tẩy rửa,... Một số loại nước giặt quần áo nếu không được xả kỹ có thể khiến trẻ bị dị ứng, gây ngứa.
Dị ứng thực phẩm: Trẻ có thể bị ngứa do dị ứng với một số loại thực phẩm như trứng, sữa, thịt bò, tôm,... Một số trường hợp dị ứng nặng, trẻ có thể có các biểu hiện như nổi ban, khó thở, thậm chí là sốc phản vệ.
Các bệnh ngoài da: Một số bệnh ngoài da như tổ đỉa chàm, viêm da cơ địa, vảy nến, nấm da... cũng có thể gây ra triệu chứng nổi mụn nước, ngứa về đêm.
Phát ban, rôm sảy: Thường xảy ra khi trẻ ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là những trẻ bị mồ hôi trộm, khiến tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn dẫn đến phát ban, ngứa ngáy.
Rối loạn giấc ngủ: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Do đó, khi giấc ngủ bị rối loạn, các hoạt động trao đổi chất có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là chức năng thải độc của gan. Các chất độc không được đào thải ra khỏi cơ thể có thể khiến trẻ bị ngứa.
Giun, sán: Trẻ bị nhiễm giun sán như giun kim,... thường có biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt là về đêm. Bên cạnh đó, khi bị nhiễm giun sán, giun sán hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ khiến trẻ thiếu chất dẫn đến còi, thiếu cân.
Bệnh lý về gan, mật: Khi mắc các bệnh lý về gan mật, chức năng gan bị suy giảm, khả năng đào thải chất độc của gan cũng bị giảm. Do đó, các chất độc tích tụ lại trong cơ thể khiến trẻ bị ngứa kèm theo một số triệu chứng khác như vàng da, vàng mắt,...
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc khi sử dụng ở trẻ có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngứa, phát ban, đặc biệt là các thuốc kháng sinh.
Đa phần các trường hợp trẻ bị ngứa về đêm mà không kèm theo triệu chứng khác đều không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của trẻ. Việc ngứa, quấy khóc, mất ngủ về đêm kéo dài có thể khiến trẻ bị suy nhược, giảm cân.
Chính vì thế, ba mẹ nên tìm cách khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng này mà ba mẹ có thể tham khảo:
Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa về đêm. Đa phần, các trường hợp trẻ bị ngứa về đêm đều không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi tình trạng này đi kèm với một vài triệu chứng bất thường khác như vàng da, vàng mắt, thiếu cân,... ba mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ có ích cho bạn.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.