Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều trẻ mắc phải tình trạng chậm lớn, biếng ăn khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Bởi vậy, cha mẹ băn khoăn rằng để bồi bổ sức khỏe thì trẻ em có ăn được nhung hươu không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu cách dùng sản phẩm này cho trẻ nhỏ nhé!
Hiện nay, có rất nhiều loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng cho trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng hay còi xương, trong đó có nhung hươu. Tuy nhiên, trẻ em có ăn được nhung hươu không? Chuyên gia khuyến cáo chỉ nên dùng loại thực phẩm bồi bổ này cho trẻ từ 3 tuổi trở lên. Đồng thời, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất cho bé nhà.
Nhung hươu, còn được gọi là ban long châu, quan lộc nhung, hoàng mao nhung hay huyết nhung là một đoạn sừng non của con hươu hoặc nai đực từ 3 tuổi trở đi.
Hươu và nai là loài động vật có vú thuộc họ nhai lại. Chúng có chiều cao trung bình từ 0,72 đến 1 mét, chiều dài từ 0,9 đến 1,2 mét. Lông của hươu có màu đỏ hồng, mịn và có nhiều đốm trắng.
Trong khi đó, con nai to hơn con hươu, có lông cứng hơn với màu xám, nâu và không có đốm. Cả hai loại động vật này đều có chân dài nhỏ, đuôi ngắn, mắt to, dưới mắt có nhiều đốm đen. Chỉ những con đực có sừng được sử dụng để bào chế các sản phẩm như nhung hươu tươi, sấy khô hoặc viên uống Deervet tiện dụng.
Nhung hươu có một số loại sản phẩm phổ biến, bao gồm:
Hươu và nai thường rụng sừng vào cuối mùa hạ, đồng nghĩa sừng mới sẽ mọc vào mùa xuân năm sau. Mùa lấy nhung của hươu thường diễn ra vào tháng 2 - 3 hàng năm. Thợ thường đi săn vào mùa này để thu thập nhung hươu chất lượng cao.
Bên cạnh đó, một số nơi như Nghệ An, Hà Tĩnh ở Việt Nam đã tiến hành nuôi nhốt hươu, nai để cưa sừng tiêu thụ. Khi tiến hành cắt nhung, cần cắt từ chỗ cách đáy nhung 3 - 4 cm. Máu chảy ra khi cắt nhung có thể được hứng cho vào rượu để tăng cường sinh lý.
Để cầm máu cho con vật, người ta thường dùng mực tàu trộn với than gỗ sau đó bôi vào vết cắt, sau đó dùng vải băng lại để tránh côn trùng. Một cặp nhung hươu khoảng 800 gam sau khi bào chế có thể thu được khoảng 250 gam dược liệu.
Có nhiều tác dụng được ghi nhận cho nhung hươu như hỗ trợ tăng cường sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ điều trị cao huyết áp, tăng sự co bóp tim, giúp tinh thần luôn thoải mái và nhiều công dụng khác.
Trẻ em có ăn được nhung hươu không? Trẻ nhỏ từ 3 tuổi trở lên đã có thể dùng nhung hươu như một phần bổ sung trong chế độ ăn uống. Nhung hươu được coi là một nguồn dược liệu quý giá, khi sử dụng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ, bao gồm:
Đồng thời, khi trả lời câu hỏi rằng trẻ em có ăn được nhung hươu không thì cha mẹ cần chú ý cần chú ý một số quy tắc khi chăm sóc trẻ sơ sinh, hướng dẫn khi bổ sung sản phẩm này cho trẻ, cụ thể:
Bên cạnh băn khoăn về việc trẻ em có ăn được nhung hươu không thì cách cho trẻ ăn nhung hươu để đạt hiệu quả tối ưu cũng được nhiều cha mẹ quan tâm. Hãy cùng xem qua một số món ăn dễ làm kết hợp nhung hươu nhé!
Dưới đây là hướng dẫn cách làm cháo nhung hươu tươi bổ dưỡng cho trẻ với nguyên liệu bao gồm:
Cách làm:
Nhung hươu ngâm mật ong có tác dụng rất tốt đối với trẻ. Để làm món này chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu đơn giản là nhung hươu và mật ong. Cách làm như sau:
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chỉ nên ngâm nhung hươu với mật ong trong khoảng thời gian nhất định từ 35 - 40 ngày là sử dụng được. Tránh tình trạng ngâm quá lâu, vì điều này có thể làm giảm hàm lượng dưỡng chất từ sản phẩm.
Đồng thời, tránh sử dụng quá sớm khi hỗn hợp sản phẩm chưa hoàn toàn ngấm vào nhau, không phát huy hiệu quả sử dụng tối đa.
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp thắc mắc “Trẻ em có ăn được nhung hươu không?”. Mong cha mẹ đã có được thông tin cần thiết về sản phẩm này cũng như hướng dẫn sử dụng nhung hươu hiệu quả. Hãy tiếp tục đón chờ những bài viết mới với nhiều chủ đề đa dạng của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Xem thêm: Trẻ sơ sinh có ăn được mật ong không?
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.