Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những bất thường kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, như trễ kinh, rong kinh, vô kinh… ít nhiều đều gây lo lắng cho các bạn gái. Vậy tình trạng trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không? Vấn đề này sẽ được Nhà Thuốc Long Châu giải đáp trong bài viết sau đây.
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là tình trạng kinh nguyệt không tuân theo một chu kỳ nhất định, với các dấu hiệu như trễ kinh, kinh sớm, kinh thưa, vô kinh, rong kinh, số lượng kinh ra ít, ra nhiều hơn bình thường… Trong đó, rối loạn trễ kinh khá thường gặp ở các bạn gái. Vậy trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không?
Với các bạn gái, chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên là bước đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn dậy thì.
Hiện tượng kinh nguyệt là sự thay đổi nội tiết tố buồng trứng (Estrogen và Progesterone) gây bong niêm mạc tử cung. Việc bong niêm mạc tử cung kéo dài trong vài ngày, với hiện tượng niêm mạc bong từ từ, từng phần, chứ không bong toàn bộ cùng một lúc. Với cơ chế đó, một chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trong khoảng thời gian 3 đến 7 ngày.
Khi bị hành kinh, bạn gái có thể có cảm giác đau bụng, đau lưng, mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu… Số lượng máu kinh được cho là bình thường nếu mức độ cần thay băng vệ sinh là từ 3 đến 5 lần thay mỗi ngày. Máu kinh có màu đỏ tươi, không đông, có mùi nồng và không bị tanh.
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là tình trạng kinh nguyệt có những biểu hiện bất thường, về thời gian có kinh sớm hay trễ, số lượng máu kinh nhiều hay ít, tần suất đều hay không đều… Cụ thể như sau:
Hiện nay có khá nhiều nguyên nhân chậm kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. Đa phần các nguyên nhân là do những yếu tố sinh lý hoạt động chưa ổn định ở lứa tuổi này, có thể kể đến:
Trong khoảng 1 - 2 năm đầu của tuổi dậy thì, khá nhiều các bạn gái xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trong đó có hiện tượng trễ kinh.
Do hoạt động sinh lý của cơ thể ở tuổi dậy thì chưa ổn định, có tháng buồng trứng phóng noãn nhiều hơn 1 lần, hoặc 2 - 3 tháng (thậm chí 5 - 6 tháng), buồng trứng mới phóng noãn 1 lần. Điều này dẫn đến việc các bạn gái ở tuổi dậy thì hay gặp phải trường hợp 2 - 3 tháng mới có kinh, lượng kinh ít, kinh nguyệt đến trễ, máu ra chút một trong vài ngày rồi vài hôm sau lại có lại.
Theo thống kê, có đến 70% các trường hợp rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì xảy ra do rối loạn phóng noãn và nội tiết. Do vậy, bạn gái ở tuổi dậy thì không nên quá lo lắng nếu gặp phải tình trạng trễ kinh, bởi vì đây có thể là hiện tượng bình thường của sinh lý.
Trong trường hợp thời gian trễ kinh kéo dài liên tục, kèm theo các dấu hiệu như đau bụng dưới, máu kinh bất thường (màu sắc, tính chất, có mùi hôi…), bạn hãy đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám.
Khi bắt đầu xuất hiện hành kinh, các bạn nữ cần chú ý chăm sóc cơ thể, nhất là khu vực vùng kín. Cần xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, điều độ, cùng với chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cân bằng giữa việc học tập và vui chơi để giảm đến mức tối thiểu các hiện tượng kinh nguyệt bất thường, cụ thể như sau:
Nhà Thuốc Long Châu hy vọng bài viết này đã giúp các bạn gái có cái nhìn toàn diện nhất về tình trạng kinh nguyệt không đều nói chung và cũng như giải đáp thắc mắc: “Trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không?”. Hãy xây dựng một chế độ sống khoa học, học tập và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe của chính mình, bạn nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.