Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều trẻ sơ sinh vừa mới ra đời thường hay gặp phải tình trạng sổ mũi. Nếu mẹ không biết cách xử lý và chữa trị sớm, lâu ngày trẻ có thể bị ho, viêm phổi, viêm phế quản… Để điều trị trường hợp trẻ sơ sinh bị sổ mũi, mẹ cần dùng phương pháp gì hiệu quả.
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, thậm chí nghẹt mũi do bé ở trong một môi trường đầy nước và hít thở nước ối khi còn trong bụng mẹ. Khi mới sinh, bé có thể sẽ hắt hơi liên tục để đẩy hết lượng nước còn sót trong hệ thống hô hấp của bé. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị sổ mũi. Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu vì sao trẻ sơ sinh bị sổ mũi, thở khò khè và cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả.
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi thường xảy ra khi điều kiện thời tiết khô hanh, đặc biệt là vào mùa đông, làm kích ứng niêm mạc mũi của bé, làm khô dịch tiết tự nhiên trong khoang mũi và gây nên tình trạng khó thở.
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi do thời tiết hoặc tiếp xúc chất gây dị ứng
Trong năm đầu tiên, bé thường bị cảm lạnh và cảm cúm do hệ thống miễn dịch của bé còn yếu. Triệu chứng thông thường của bệnh là sổ mũi, nghẹt mũi, nước mũi thường trong, bé ho, sốt và đau họng, gặp khó khăn khi bú.
Những chất dị ứng gây kích ứng niêm mạc mũi, dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng và sổ mũi ở trẻ sơ sinh gồm phấn hoa, nấm mốc, bụi, lông động vật, khói thuốc lá…
Dấu hiệu nhận biết của bệnh là bé hắt hơi nhiều, sức khỏe tốt nhưng thở khò khè, chảy nước mũi trong.
Đối với trường hợp dị ứng do sữa khi trẻ bị ọc sữa, bé có thể bị đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy, đôi khi phân có đàm và máu.
Với trẻ sơ sinh bị sổ mũi, mẹ nên dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho con. Mẹo chữa hắt hơi sổ mũi cho bé này có tác dụng làm dịch nhầy trong mũi loãng và dễ dàng bị đẩy ra ngoài. Khi con hắt hơi nhiều lần trong ngày, hãy nhỏ mũi ngày 3 - 4 lần. Khi con bắt đầu sổ mũi, mẹ cần nhỏ tăng cường cho bé 5 - 6 lần/ngày giúp mũi được thông thoáng. Nhỏ mũi trước giờ cho bé bú sẽ giúp bé thấy dễ chịu và bú mẹ dễ hơn. Tuy nhiên việc nhỏ và vệ sinh mũi cho bé cần thực hiện đúng thao tác.
Để rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng cách, mẹ làm theo hướng dẫn sau:
Nếu trẻ bị nghẹt mũi bên phải hãy để bé nằm nghiêng về phía bên trái và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào hai bên cánh mũi, day day nhẹ, lặp lại thao tác này mỗi ngày 3 - 4 lần. Trường hợp trẻ bị nghẹt mũi khó thở, cách đơn giản là mẹ chỉ cần dùng ngón cái và ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng sát hai bên sống mũi, lặp lại vài lần trong ngày.
Khi trẻ sơ sinh mới bắt đầu sổ mũi, mẹ có thể dùng dầu giữ ấm bôi vào lòng bàn chân của bé, massage lòng bàn chân mỗi bên chừng 1 phút, đeo tất vào chân để giữ ấm. Tiếp theo mẹ có thể tiếp tục xoa dầu vào ngực, bụng và sau lưng con để giúp giữ ấm cơ thể và cải thiện chứng sổ mũi.
Mẹ nên chọn các loại dầu có thành phần hoàn toàn tự nhiên như tinh dầu tràm hay dầu khuynh diệp. Không nên dùng dầu gió chứa chất menthol, methyl salicylate chiết xuất từ dầu bạc hà hay camphor, có thể gây ngừng thở, rất nguy hiểm khi sử dụng cho trẻ sơ sinh.
Chất nhầy trong mũi của trẻ có thể sẽ chảy ngược vào cổ họng bé khi ngủ, dễ bị khó thở và đau họng. Vì thế, khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi, mẹ nên cho bé gối đầu bằng khăn hoặc gối mỏng để nước mũi sẽ chảy ra ngoài giúp bé dễ thở hơn, không quấy khóc vào ban đêm, đồng thời mẹ cũng dễ làm sạch mũi cho bé hơn.
Do trẻ sơ sinh thường bú sữa mẹ hoàn toàn nên mẹ cần bổ sung 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết gồm đường bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, mẹ nên uống nước cam để tăng sức đề kháng cho bé.
Để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị sổ mũi do dị ứng với lông thú, khói thuốc hay không khí khô… mẹ cần hút bụi thường xuyên, làm ẩm không khí trong phòng của bé, không để bé tiếp xúc nhiều với thú cưng…
Trong mùa hè, các gia đình thường sử dụng máy lạnh, do đó cần làm sạch máy lạnh định kỳ để đảm bảo không khí sạch cho bé.
Ngoài ra, tránh tình trạng nhiệt độ tăng giảm đột ngột, cần giữ cho nhiệt độ môi trường xung quanh bé luôn ổn định.
Nhiều cha mẹ thường thắc mắc trẻ sơ sinh bị sổ mũi có nên tắm không. Trẻ bị sổ mũi không nên tắm là cách nghĩ sai lầm, việc tắm làm tình trạng bệnh nặng hơn khi mẹ cho bé tắm vào buổi tối muộn, tắm bằng nước lạnh trong thời gian lâu. Tốt nhất nên cho bé tắm vào buổi sáng sau 9 giờ 30 và buổi chiều trước 4 giờ 30, tắm nước ấm khoảng 37 độ C, phòng tắm không có gió, chỉ nên tắm bé trong 5 - 6 phút. Sau khi tắm xong, phải lau khô người bé và mặc ngay quần áo ấm cho bé.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.